Quá tốc độ, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn

Thời gian gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ trên các tuyến quốc lộ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Hơn 10 năm công tác trong lực lượng CSGT, đại úy Nguyễn Văn Cảnh gắn liền với công tác điều tra giải quyết những vụ tai nạn giao thông. Với anh, những vụ tai nạn liên quan đến hành vi chạy quá tốc độ luôn là nỗi ám ảnh khó quên.

Đại uý Nguyễn Văn Cảnh – Đội CSGT Số 9, Phòng CSGT – CATP Hà Nội

Đại uý Nguyễn Văn Cảnh – Đội CSGT Số 9, Phòng CSGT – CATP Hà Nội cho biết: "TNGT thì đặc biệt là hành vi vi phạm tốc độ chiếm là phần lớn. Cái lực phương tiện va chạm với tốc độ lớn, tốc độ cao ý sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề. Tiếp xúc với các hiện trường các vụ TNGT ý thì đôi khi chúng tôi cũng có những ám ảnh nhất định, chẳng hạn như đêm ngủ cũng giật mình vì hiện trường rất kinh hoàng".

Thực tế công tác xử lý các lỗi vi phạm liên quan đến tốc độ đa phần đều xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện. Khi đã vi phạm, ai cũng có những lý do cho riêng mình.

Anh Nguyễn Huy Thông - thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cho hay: "Cho phép 50km thì mình quá mất 5km, đôi lúc mình không để ý nên sơ suất 1 chút. Thường thường mình qua thì rất là chỉnh chu."

Anh Nguyễn Thanh Tùng - phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Mình thấy các cháu nó đang vội quá nên cũng không để ý, đã đạp phanh xuống rồi nhưng cũng không xuống được, không giảm hết được".

Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tốc độ sẽ hướng tới việc nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, ngăn chặn hành vi này cũng chính là ngăn chặn nguyên nhân dẫn tới những vụ tai nạn thảm khốc.

Thiếu tá Lã Sơn Tùng - Đội CSGT SỐ 9, phòng CSGT – CATP Hà Nội

Thiếu tá Lã Sơn Tùng - Đội CSGT SỐ 9, phòng CSGT - CATP Hà Nội chia sẻ: "Phải có những biện pháp cứng rắn hơn nữa, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa để người dân hiểu và chấp hành được tốt. Trong thời gian tới thì đội cũng sẽ tập trung tuyên truyền và xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm về tốc độ".

Theo thống kê mới đây của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2024, số vụ TNGT đường bộ tăng 140 vụ so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vi phạm về tốc độ là một trong 5 nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ TNGT liên hoàn. Bởi việc điều khiển phương tiện lưu thông với tốc độ cao sẽ hạn chế khả năng phân tích, xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Một vụ tai nạn xe ô tô với nguyên nhân là đi quá tốc độ

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, mỗi người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. “Nhanh một phút … chậm một đời” là câu nói nằm lòng mà ai cũng biết, thế nhưng để biến nó từ “khẩu hiệu” trở thành hành động thì không phải ai cũng làm được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến diễn biến và tác động của cơn bão số 3, tối nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục đưa ra những dự báo.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết đã có tổng hợp thiệt hại ban đầu trong bão số 3.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.