Quân đội Mỹ 'giải cứu' hải sản Nhật Bản

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã bắt đầu mua hải sản của Nhật Bản để cung cấp cho quân đội nước mình, nhằm giúp Tokyo vượt qua lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Trung Quốc sau khi Nhật Bản xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho hay đây là một hợp đồng dài hạn giữa quân đội Mỹ và ngành ngư nghiệp ở Nhật Bản.

Đơn hàng đầu tiên bao gồm gần 1 tấn sò điệp, sẽ được cung cấp cho hải quân Mỹ, cũng như được bán trong các cửa hàng và nhà hàng trong căn cứ quân sự. Từ trước tới nay, quân đội Mỹ chưa từng mua hải sản địa phương ở Nhật Bản.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm giảm ô nhiễm không khí ở đô thị, các nhà khoa học Argentina đã tạo một lò phản ứng quang sinh học dưới dạng bể chứa tảo, được gọi là “cây lỏng” để loại bỏ CO2 khỏi không khí và tạo ra oxy ở các khu vực thành thị.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống chạy hydro lỏng trên xe tải hạng nặng, thay thế hệ thống chạy bằng xăng. Công nghệ mới đã đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực vận tải của nước này.

Quân đội Israel đang tiến sâu hơn vào Rafah và một cuộc di tản lớn đang diễn ra một cách khẩn trương. Trong bối cảnh số dân thường thiệt mạng và sự tàn phá ở vùng đất này ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia và tổ chức lên tiếng phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Israel.

Tập đoàn công nghệ Microsoft đã công bố khoản đầu tư 4 tỷ euro để phát triển các trung tâm dữ liệu tại Pháp. Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ của đất nước hình lục lăng.

Để tăng cung, giảm chênh lệch giá vàng với thế giới, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết trước mắt sẽ tăng số phiên đấu thầu và lâu dài sẽ sửa Nghị định 24.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế.