Quận Hà Đông gỡ khó dự án Trạm bơm Yên Nghĩa

Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, ngày 21/5, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà đã tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đề xuất của 128 hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn phường Quang Trung.

Tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng thực hiện dự án là 29,15 ha thuộc địa bàn 6 phường Vạn Phúc, Yết Kiêu, Quang Trung, Hà Cầu, La khê và Dương Nội.

Trong giai đoạn một, quận Hà Đông đã giải phóng mặt bằng xong 16,15 ha bàn giao cho chủ đầu tư, hiện đã và đang tiếp tục giải phóng mặt bằng giai đoạn hai với tổng diện tích 14,6 ha, liên quan đến 652 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Địa bàn phường Quang Trung có 268 hộ gia đình, cá nhân và 7 tổ chức bị thu hồi đất với tổng diện tích gần 77.000 m2. Đến nay, 143 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

Đại diện các hộ gia đình đã nêu nhiều băn khoăn, kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo quận Hà Đông và thành phố, tập trung nhất là về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với rất nhiều hộ dân được các cơ quan, đơn vị giao đất, phân nhà ở ổn định hàng chục năm nay trong các khu tập thể như: Tập thể dược quân khu 3, Nhà máy kéo cơ khí nông nghiệp, Trung đại tu ô tô, Nông sản thực phẩm.

Đến nay, do các cơ quan, đơn vị giao đất trước đây giải thể hoặc chuyển đi nơi khác, hồ sơ quản lý đất đai không đầy đủ nên chính quyền xác định các hộ dân trên có nguồn gốc đất là hành lang bảo vệ công trình thủy lợi La Khê, theo quy định của Luật Đất đai, không được bồi thường, hỗ trợ về đất.

Đại diện các hộ gia đình đã nêu nhiều băn khoăn, kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo quận Hà Đông và thành phố, tập trung nhất là về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Theo chức năng, thẩm quyền, đại diện các phòng, ban của quận Hà Đông đã giải đáp những vấn đề mà các hộ dân quan tâm, kiến nghị, đặc biệt là những căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến việc xác minh nguồn gốc đất, việc áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành.

Tiếp thu kiến nghị, đề xuất của các hộ dân, lãnh đạo quận Hà Đông sẽ giao cho các phòng, ban chuyên môn nghiên cứu để có giải pháp phù hợp, đồng thời tổng hợp các kiến nghị, báo cáo đề xuất thành phố giải quyết thấu đáo, đảm bảo đủ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Với tinh thần đối thoại thẳng thắn để cùng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, lãnh đạo quận Hà Đông đề nghị các hộ dân đồng tình ủng hộ dự án, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng. Được biết, quận Hà Đông cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan chuyên môn củng cố chặt chẽ hồ sơ pháp lý, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây cản trở, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 20/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, đã tổ chức chương trình tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho gần 800 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Sau nhiều ngày điều trị, một nạn nhân được tìm thấy trong vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) đã tử vong do vết thương quá nặng.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp.

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Ngay sau bão, trong suốt hơn 10 ngày qua, cả Hà Nội xắn tay vừa dọn bão vừa cứu cây xanh. Chiến dịch “Cứu cây thần tốc” được khởi động, với hy vọng hồi sinh những cây xanh quý giá, khôi phục không chỉ màu xanh mà cả giá trị tinh thần vô giá mà cây xanh mang lại.

Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, sau khi đổ bộ, bão số 4 đã gây mưa hoàn lưu tại một số địa bàn thuộc hai tuyến biên giới.