Quận Hoàn Kiếm thu hồi hơn 1.200m2 đất để xây trường học

Sáng 22/5, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 8 hộ dân đang sinh sống trên ô “đất vàng’’ ở 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo để thực hiện dự án xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu.

Thực hiện chủ trương của Thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm tiến hành công tác GPMB đối với 15 hộ dân tại địa chỉ trên. Dù đã tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức hội nghị đối thoại cũng như vận dụng nhiều chính sách và phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư có lợi nhất, nhưng đến ngày 21/5, chỉ có 7 hộ dân chấp hành di chuyển, bàn giao mặt bằng. 8 hộ còn lại buộc phải áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế thu hồi đất.

Khu đất “vàng’’ tại địa chỉ 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo, có diện tích trên 1200m2, nằm ở góc ngã tư giao giữa hai con phố, thuộc địa bàn hai phường Phan Chu Trinh và Hàng Bài. Hiện nay là khuôn viên của một căn biệt thự công đã xuống cấp và hầu hết người dân chỉ ký hợp đồng thuê của Nhà nước.

Sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ hoàn tất các thủ tục xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu, phấn đấu khởi công xây dựng và hoàn thành trước năm học 2025-2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giao đất giãn dân là chính sách thiết thực của Nhà nước giúp người dân tiếp cận đất với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, việc giao đất giãn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.