Quận Hoàng Mai khẳng định vị thế sau 20 năm thành lập

Cách đây tròn 20 năm, ngày 6/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132 về việc về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hoàng Mai. Sau 20 năm thành lập, Hoàng Mai có bước đột phá về phất triển hạ tầng, đang chuyển mình trở thành một trong những quận lớn và quan trọng về giao thông và phát triển kinh tế ở phia nam Hà Nội.

Từ một địa bàn chiêm trũng, sình lầy, 20 năm qua cũng đánh dấu những đổi thay vượt bậc về hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng khung của quận Hoàng Mai.  Hệ thống đường ngõ trong các khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn 14 phường được đầu tư, cải tạo, nâng cấp.

Đầu tư công trong 20 năm qua đã đóng góp quan trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Quận, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Nhiều dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông trục chính, bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại hơn như: Dự án đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì; dự án thoát nước giai đoạn 1, giai đoạn 2; dự án Công viên Yên Sở; đường 2,5 đoạn Đền Lừ - Trương Định - Giáp Bát; Trụ sở QU-HĐND-UBND Quận, Trụ sở của các phường, dự án các Trường học, Trung tâm Văn hóa thể thao Linh Đàm và các dự án nhà tái định cư... Trên địa bàn quận đã có nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó có một số dự án lớn như: Khu đô thị Linh Đàm, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Đại Kim - Định Công, Khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng, Khu đô thị Gamuda, Times City, Park Hill… Tất cả đã góp phần tạo nên diện mạo Hoàng Mai thay đổi từng ngày, hiện đại hơn và khang trang hơn. Một trong những dấu ấn nổi bật trong phát triển quận Hoàng Mai 20 năm qua, đó là thu ngân sách. Số thu hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch giao, tạo nguồn lực quan trọng đầu tư phát triển.

Tổng thu ngân sách sau 20 năm thực hiện hơn 53.600 tỷ đồng, tăng thu hàng năm 9%. Năm 2023  trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, nhưng dự kiến thu ngân sách quận Hoàng Mai vẫn đạt hơn 4.400 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh với hơn 19.200 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng gấp 45,6 lần so với năm 2004; số hộ kinh doanh cá thể là hơn 19.600 hộ, tăng gấp 18,5 lần so với năm 2004.

Những thay đổi trong tư duy điều hành, lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm, Hoàng Mai đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó nổi bật có Dự án xây dựng Công viên Yên Sở với nhà đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) với tổng vốn đầu tư gần 850 triệu USD; quy mô dự án khoảng 323 ha.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hoàng Mai vận dụng sáng tạo và thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của thành phốvào thực tiễn của Quận, đã tập trung khắc phục mọi khó khăn, triển khai thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Thủ đô ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây là những đồi chè xanh mướt, yên bình giữa thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

Đền Và là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), chính thức được ra mắt vào ngày 28/6 tới đây, sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống.

Đơn vị thi công trên tuyến đê Hữu Đáy thuộc huyện Phúc Thọ không hoàn trả nền đường, khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Từ 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Sáng nay 25/6, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai lần thứ 4 - năm 2024 đã được huyện Quốc Oai tổ chức với sự tham dự của 148 đại biểu là người dân tộc Mường, Tày, Thái và một số dân tộc khác.