Quản lý, giải quyết tranh chấp xây dựng xuyên biên giới

Sáng nay (29/6), tại Hà Nội, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với USAID đã tổ chức hội thảo “Những khó khăn và rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản trong giai đoạn thị trường biến động”.

Hội thảo nhằm đưa ra những thông tin rủi ro pháp lý trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản tại Việt Nam và quốc tế. Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mặc dù có những tín hiệu tích cực phục hồi của ngành xây dựng trong năm 2024 mở ra tiềm năng cho một chu kỳ tăng trưởng mới trong mảng đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển bất động sản tư nhân. Song kèm theo đó là sự gia tăng rủi ro pháp lý và nguy cơ phát sinh tranh chấp.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho hay: “Quản trị rủi ro, phòng ngừa tranh chấp trong lĩnh vực này rất quan trọng. Trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng nói riêng, hiện nay môi trường pháp lý của chúng ta mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thiện, nhưng vẫn còn có những khoảng trống, còn nhiều điểm chưa hợp lý nên khả năng phát sinh tranh chấp cũng rất cao”.

Ngành xây dựng trong năm 2024 có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong bối cảnh hiện nay đó là các tranh chấp có thể xảy ra khi có sự biến động giá nguyên vật liệu và nguồn vốn, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí của các dự án xây dựng.

Các vấn đề về tranh chấp và rủi ro pháp lý không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế.

Hơn nữa, khi thị trường xây dựng và bất động sản ngày càng hội nhập và phát triển, các vấn đề về tranh chấp và rủi ro pháp lý không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế. Các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, hay việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đều đòi hỏi các bên tham gia phải trang bị kiến thức vững vàng trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới.

Ông Victor Smith - Trọng tài viên quốc tế chia sẻ: “Tôi nghĩ rủi ro cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng đó chính là hiểu pháp lý, những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở các quốc gia mà có các dự án xây dựng. Như vậy, sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tranh chấp”.

Có thể thấy, nếu không nắm vững luật và pháp lý, đặc biệt là khi đầu tư xây dựng ở các quốc gia ngoài Việt Nam thì hiểu luật, nắm vững pháp lý sẽ giúp nhà đầu tư tránh được các tranh chấp và các rủi ro.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cũng trong phiên làm việc ngày 1/7, HĐND thành phố đã nghe trình bày tờ trình đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Bắt đầu từ 1/7, tất cả những khách hàng có giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt với mẫu khớp với cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư.

Phản ánh tới đường dây nóng, người dân ở phuờng Thụy Khuê quận Tây Hồ cho biết: Công trình “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê” lại đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chiều 1/7, Ủy ban MTTQ thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024; Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm.

Sáng 1/7, Hà Nội đồng loạt tổ chức ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại 30 quận, huyện.

Xe chuyên dụng quét hút bụi làm sạch môi trường đang đang làm bẩn đường phố, khiến người tham gia giao thông quanh khu vực này cảm thấy bức xúc.