Quản trị cảm xúc, kỹ năng sống cần thiết của học sinh

Việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân là rất quan trọng, giúp học sinh duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý để phát triển toàn diện.

Lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển nhưng nhận thức chưa đầy đủ, chưa toàn diện và dễ bị cảm xúc chi phối, do đó, nếu không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc, các em dễ hành động nông nổi, làm tổn thương bản thân và người khác.

Với chương trình talk show “Quản trị cảm xúc cá nhân”, các em học sinh Trường THPT Khoa học Giáo dục và THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã được chuyên gia tâm lý, PGS.TS Nguyễn Thành Nam – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tận tình tư vấn.

Em Trần Thị Thùy Dương, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: "Hiện nay áp lực với học sinh, nhất là về học tập ngày càng tăng lên. Thay đổi về mặt hoocmon ở lứa tuổi này cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của chúng em. Bản thân em ở nhà hay cáu gắt với bố mẹ, có những bạn cũng hay bực bội về nhiều chuyện".

Buổi talkshow không chỉ đơn thuần là một bài giảng của chuyên gia tâm lý ở môi trường lớp học, mà nó mang tính chất cộng đồng và có sự trao đổi thông tin giữa khán giả và diễn giả.

Trao đổi của học sinh với các chuyên gia tâm lý tại buổi talkshow

Các em học sinh được tìm hiểu những phương pháp để nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, thay lời muốn nói đến với cha mẹ, thầy cô hãy lắng nghe những suy tư của các em và có các chia sẻ kịp thời, giúp con trẻ vững bước trong tương lai.

Kiểm soát cảm xúc là điều không dễ dàng. Học sinh cần rèn luyện, trau dồi kỹ năng quản lý cảm xúc mỗi ngày. Khi đã rèn luyện được kỹ năng quản lý cảm xúc, quản trị bản thân, học sinh cân bằng được cảm xúc, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực; đồng thời, đảm bảo sức khỏe tinh thần tốt, lối sống lành mạnh, học tập hiệu quả và phát triển toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.