Quảng bá du lịch Thủ đô qua Festival Thu Hà Nội
Trong không khí hướng tới lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa - 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long tổ chức tọa đàm "Điểm đến du lịch Thu Hà Nội".
Đây là một hoạt động trọng điểm trong các hoạt động của Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024, mang chủ đề "Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử". Sự kiện này không chỉ ghi dấu ấn về những thời khắc mùa thu lịch sử của Thủ đô, mà còn mở ra cơ hội để Hà Nội tỏa sáng với những giá trị văn hóa và cảnh sắc mùa thu đầy mê hoặc, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ về một Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội, ông Nguyễn Trần Quang, nhấn mạnh: Hà Nội vào thu, không chỉ gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước như kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, mà mùa thu Hà Nội còn tôn vinh bề dày lịch sử và văn hóa độc đáo của Thủ đô, bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, thời tiết dễ chịu và những giá trị riêng có của những mùa thu lịch sử - kể từ khi Vua Lý Công Uẩn dời đô về kinh đô Thăng Long vào mùa thu năm 1010. Điều này tạo điều kiện lý tưởng để các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Nội trong mùa cao điểm du lịch thu đông.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, mùa thu Hà Nội không có những điểm nhấn nổi bật như cảnh lá vàng, lá đỏ của các quốc gia khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, chính sự trầm lắng và vẻ đẹp dịu dàng của Hà Nội vào thu lại có chất riêng của sự sâu sắc qua thời gian, tạo nên vẻ đẹp cần khám phá. Ông cho rằng các công ty du lịch nên thiết kế những tour tuyến có lịch trình hợp lý, để du khách có thể tận hưởng đầy đủ và chân thực hơn vẻ đẹp tiềm ẩn đó, từ những góc phố nhỏ trong nội thành cho đến các điểm di sản đặc trưng mang dấu ấn Thăng Long - Hà Nội.
"Chùm tour mùa thu Hà Nội sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho du khách khi ghé thăm Thủ đô. Đây không chỉ là cơ hội để du khách khám phá những nét đẹp riêng của Hà Nội vào mùa thu, mà còn là sản phẩm mà Hiệp hội Du lịch Hà Nội mong muốn các đơn vị lữ hành có thể kết nối, hợp tác khai thác. Chúng tôi kỳ vọng, thông qua những tour này, hình ảnh Hà Nội sẽ được quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, thu hút cả du khách trong nước và quốc tế, tạo ra những cơ hội hợp tác và phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng", ông Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ.
Làng tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến thu hút sau khi tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long Hà Nội” được đưa vào khai thác. Những sản phẩm du lịch mới, khai thác giá trị đặc trưng theo mùa đang phát huy giá trị, tạo nên bản sắc phong phú và đa dạng cho du lịch Hà Nội.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Văn Tuyên, Phó Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam, để thực sự tạo dấu ấn riêng, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu cần thêm những yếu tố mới mẻ, độc đáo, nhằm tránh việc bị so sánh với những làng hương nổi tiếng khác trên cả nước như ở Thừa Thiên - Huế. Những nét đặc trưng riêng về văn hóa và lịch sử địa phương, gắn với những giá trị của Thăng Long - Hà Nội chính là điểm nhấn quan trọng, để làng hương Quảng Phú Cầu sẽ sớm trở thành một điểm đến hấp dẫn trong hành trình “Con đường di sản Nam Thăng Long Hà Nội” đặc sắc của Thủ đô.
Bên cạnh văn hóa, ẩm thực Hà Nội cũng mang đến sức hút mạnh mẽ. Bà Lê Thị Thiết, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đã nhận định rằng: “Hà Nội có thể phát triển các tuyến food tour hấp dẫn, nơi du khách có thể thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị đặc trưng như cốm, bánh đúc, bún riêu và phở… Những món ăn này không chỉ làm hài lòng vị giác mà còn phô diễn tinh hoa ẩm thực Hà Nội”.
Việc xây dựng một “bản đồ ẩm thực” sẽ giúp du khách dễ dàng khám phá, trải nghiệm các đặc sản Hà Thành một cách thuận tiện và đầy thú vị, tạo nên một hành trình ẩm thực đặc sắc và đậm chất mùa thu của Thủ đô.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
0