Quảng Ninh nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3

Cơn cuồng nộ từ Yagi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng du lịch đến kinh tế biển, ngành nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh. Sau mất mát, thậm chí trắng tay, những nỗ lực để khôi phục đang được tính bằng giờ.

Tại huyện Vân Đồn, vựa thủy hải sản lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh sau khi bão đi qua,  100% các hộ nuôi trồng thủy sản ở đây bị thiệt hại nặng. Các lồng, phao nuôi trồng, nhà bè gần như bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại ước tính đến thời điểm này hơn 2.200 tỉ đồng. Ngư dân không khỏi xót xa khi tài sản mưu sinh trôi theo bão gió.

Từng là một vùng biển trong xanh với các khu nuôi trồng đầy ắp thủy hải sản. Chỉ sau một cơn bão, vùng biển còn toàn màu trắng. Toàn bộ 1.120 cơ sở nuôi nhuyễn thể, với 3.680 ha; 218 cơ sở nuôi cá với 280 ha; 318 nhà bè bị đều bị bão cuốn đi; người ít thì vài tỷ đồng, người nhiều thì hàng chục, hàng trăm tỷ.

Với sản lượng khoảng 85.000 tấn/năm, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung. Để ngành kinh tế này khôi phục trở lại, có lẽ phải mất không ít thời gian.

Sun World - khu vực du lịch sầm uất nhất của Hạ Long giờ vẫn chìm trong cảnh hoang tàn, đổ nát.

Nhiều doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề. Cùng với Vân Đồn, Hạ Long cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề.

Hơn 1.000 ngôi nhà tại khu du lịch Bãi Cháy, trong đó có nhiều nhà hàng bị đổ, sập, tốc mái. Nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn hư hại nặng. Hệ thống cây xanh, biển báo giao thông gẫy đổ. Đến thời điểm này việc khắc phục đang khá chậm do vẫn bị mất điện cũng như thiếu nhân lực.

Bến tàu du lịch sầm uất này cũng trở nên tan hoang sau bão

Bến tàu du lịch sầm uất tại đây cũng trở nên tan hoang sau bão, đã có 26 tàu du lịch, lưu trú trên vịnh đã bị bão số 3 đánh chìm; hàng trăm tàu bị hư hại một phần hoặc nhiều phần. Thiệt hại, khó khăn, song các chủ tàu, cơ sở kinh doanh du lịch đang khẩn trương khắc phục hậu quả để sớm đón khách trở lại.

Với nỗ lực cao, đến hết ngày 12/9, Quảng Ninh đã đóng điện được 27/30 trạm biến áp; cấp điện trở lại cho 47,3% khách hàng; các nhà mạng viễn thông đã khôi phục trên dưới 80%; tiếp tục huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh, môi trường.

Với Quảng Ninh, những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trung bình mỗi năm địa phương đón trên 10 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Với kỳ quan Vịnh Hạ Long và nhiều điểm đến hấp dẫn, Quảng Ninh cũng là một trong những hình ảnh đại diện cho kinh tế du lịch của Việt Nam, nằm trong chuỗi điểm đến của du lịch các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là nguồn cung thủy hải sản quan trọng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy việc phục hồi nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ GTVT đang lấy ý kiến cho dự thảo Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành phiên khai mạc.

Sau những cung đường gập ghềnh đá hộc, sỏi cuội, cheo leo mép vực, thậm chí phải cuốc bộ hàng cây số, kíp phóng viên Đài Hà Nội tiếp cận khu nuôi thủy sản của xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lài Cai và tận chứng sự tàn phá của mưa lũ, nhiều hộ dân nuôi cá tầm ở đây đã trắng tay, hàng chục tỷ đồng cuốn theo cơn lũ.

Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới/bão, từ ngày 18-20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.

Hà Nội ngày càng phát triển, kéo theo nhiều vấn đề xã hội, trong đó có giao thông đô thị. Trước tình hình giao thông ngày càng phức tạp, để kiểm soát vi phạm ngay từ sớm, nâng cao ý thức của người dân, công an thành phố đã và đang áp dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát giao thông.

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.