Quảng trường 19/8 - 'Chứng nhân' của mùa thu lịch sử
Những ngày mùa thu tháng Tám luôn gợi nhớ trong mỗi người Việt chúng ta thật nhiều cảm xúc. Ở Hà Nội, có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 78 năm trước - như một 'chứng nhân' của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trên cả nước.
Sáng 19/8/1945, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, dự lễ mít tinh hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh tư liệu
Tại địa danh lịch sử này đã diễn ra 2 cuộc mít tinh liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Thời điểm toàn dân tộc Việt Nam nghe theo lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta” ở tất cả các tỉnh lị, đô thị đều diễn ra những cuộc mít tinh, biểu tình lớn của quần chúng.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” nghĩa là sức mạnh xuất phát từ cách mạng quần chúng, chủ yếu là bạo lực cách mạng nhưng trong hình thái của mít tinh chính trị. Những cuộc mít tinh như vậy thông thường thu hút sự tham gia của hàng triệu người ở các thành phố lớn và hàng nghìn người ở các tỉnh nhỏ. Đặc biệt, đó cũng là hình thái giành chính quyền của ta ở Hà Nội.

Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ, cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long văn hiến, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc, vừa cổ điển vừa hiện đại.
Hiện nay, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố với những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Khách sạn Hilton, Phố Tràng Tiền... Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Nhà hát Lớn Hà Nội với những bậc thang chạy dài trước mặt tạo nên một không gian lắng đọng, là những địa điểm mà du khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Nội không thể không ghé thăm. Bởi đây đã, đang và sẽ mãi là một trong những biểu tượng sống động nhất, gần gũi nhất về cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, một cuộc cách mạng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất.
TIN LIÊN QUAN


Cứ đến cuối tuần, nhóm bạn trẻ trong CLB Tuyên truyền Văn hóa - Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ có mặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích lịch sử của Thủ đô… để gặp gỡ và giúp đỡ các du khách đến thăm quan di tích. Bằng hành động cụ thể của mình, các bạn trẻ đã trở thành những đại sứ du lịch, quảng bá hình ảnh của Thủ đô tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Chùa Đậu, thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín là di tích quốc gia. Nơi đây cũng lưu giữ hai pho tượng nổi tiếng là xá lợi của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị ngôi chùa này chưa tương xứng với giá trị lịch sử.
Năm 2015, bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Nhưng cho đến nay, những bảo vật quốc gia này đang ngày càng mai một theo thời gian, mòn mỏi chờ quy hoạch để phê duyệt dự án trùng tu phục dựng.
Dù đã được xây dựng hàng trăm năm; dù dấu ấn thời gian còn in đậm trên các các mảng tường; nhưng trường Trưng Vương vẫn có những nét đẹp, những ấn tượng tốt đối với nhiều thế hệ người Hà Nội.
Bảo Tàng Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học đang tiến hành khai quật khảo cổ học khu di tích Thành cổ Sơn Tây, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây. Thời gian khai quật dự kiến kéo dài đến ngày 30/10.
0