Quốc hội bàn về luật tư pháp người chưa thành niên
Trong phiên thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp những ý kiến giá trị với việc xây dựng đạo luật này.
Theo các đại biểu, Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 156 Điều, bố cục thành 5 phần, 11 chương, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Các đại biểu nêu rõ, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng. Do đó, để thể chế hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đó việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là cần thiết.
Nhất trí với 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật là rất cần thiết và phù hợp với xu thế của thế giới và thực tiễn cải cách tư pháp của Việt Nam, các đại biểu đề nghị cần tách vụ án hình sự với người chưa thành niên ngay từ đầu, không nên giải quyết với người trưởng thành.
Các đại biểu cũng đề nghị, trong quá trình hoàn thiện cần rà soát kỹ hơn nữa để giải quyết hài hoà sự trùng lắp, chồng chéo, sự phân biệt chưa rõ ràng giữa thiết chế tư pháp hình sự thông thường và thiết chế tư pháp người chưa thành niên; giữa các thiết chế của Hệ thống tư pháp người chưa thành niên và Hệ thống phúc lợi trẻ em.
Hệ thống phúc lợi trẻ em chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về gia đình và bảo vệ trẻ em, là cơ quan dịch vụ xã hội; Hệ thống tư pháp người chưa thành niên có trách nhiệm xử lý người chưa thành niên phạm tội, là thiết chế công quyền. Vì vậy, cần khẳng định rõ để có sự phân biệt cụ thể.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
0