Quốc hội tiến hành thảo luận dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng tán thành sửa đổi Luật Thủ đô để thể chế hóa Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhin đến năm 2045. Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại Điều 41, đại biểu Nguyễn Duy Minh cho rằng không nên chỉ giới hạn thử nghiệm tại khu công nghệ cao. Bởi vì việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu công nghệ cao có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ, có một số công nghệ cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu quả. Do đó, đại biểu Nguyễn Duy Minh đề nghị cần làm rõ phạm vi áp dụng về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Cụ thể tại điểm a Điều 41 mới chỉ ra giải pháp công nghệ mới nhưng lại giới hạn khu vực khu công nghệ cao. Điểm b mới chỉ nêu địa điểm thử nghiệm chứ chưa đề cập cụ thể đến lĩnh vực công nghệ cần thử nghiệm tại các khu thúc đẩy thương mại, văn hóa tại một số địa điểm trên địa bàn thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch mà không rõ lĩnh vực thử nghiệm là gì. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Duy Minh đề nghị chỉnh lý khoản 2 và bổ sung khoản 3 quy định riêng về địa bàn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cũng như bổ sung một số lĩnh vực công nghệ.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh phát biểu

Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu rõ Thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Đại biểu bày tỏ thống nhất với các nội dung như Tờ trình. Về tổ chức chính quyền đô thị kế thừa Nghị quyết 92 nêu cụ thể rõ ràng, tuy nhiên đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị của Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh về không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận để đạt hiệu quả hoạt động cao. Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhất trí tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; đồng thời đề nghị cần đề xuất nêu rõ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, cân đối giữa các ngành. Về cơ cấu cần xem xét quy định cứng trong luật về việc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố là Thường trực Hội đồng nhân dân. Về tăng biên chế, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần để cấp có thẩm quyền quyết định. Về nhiệm vụ quyền hạn, cần có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch. Về mô hình thành phố thuộc thành phố, do hiện này Hà Nội chưa có nên đề nghị khi nào có thì thành phố trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về thu hút nhân tài, đại biểu Phạm Văn Hòa nhất trí cao, tuy nhiên còn nội dung chung chung. Dẫn chứng như trong quy định về việc hỗ trợ đào tạo, đại biểu đề nghị quy định rõ ràng về đối tượng và việc đào tạo cần có ràng buộc trách nhiệm của đối tượng tham gia.

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu

Trước khi tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước; Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau phần thảo luận, thành viên Chính phủ có liên quan phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 20/5, trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, đã có 2.210 kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời, đạt 99,7%.

Với 475/475 đại biểu bỏ phiếu thông qua, đạt tỷ lệ 100% tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội.

Sáng 20/5, tại phiên họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.