Quốc hội xem xét công tác nhân sự vào ngày 20/5

Ngày mai (20/5), dự kiến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc. Trong 26,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về công tác nhân sự.

Sáng 19/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức buổi họp báo trước khi kỳ họp diễn ra. Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Hội nghị Trung ương 9 đã giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Kỳ họp thứ 7 tới, Quốc hội chưa tiến hành bầu Phó Chủ tịch Quốc hội thay ông Trần Thanh Mẫn, người được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội sẽ bầu các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Ủy ban Quốc phòng An ninh cho biết tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc 20/5, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quá trình thảo luận, có hai luồng ý kiến, gồm ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn và đề nghị quy định ngưỡng cụ thể xử phạt.

Ủy ban Kinh tế thông tin đã kiến nghị Chính phủ cần sớm khẩn trương rà soát tổng thể cơ chế chính sách quản lý thị trường vàng.

Tại buổi họp báo, Ủy ban Kinh tế thông tin đã kiến nghị Chính phủ cần sớm khẩn trương rà soát tổng thể cơ chế chính sách quản lý thị trường vàng để sửa đổi kịp thời trong dài hạn chứ không mang tính chất ngắn hạn. Về giải pháp trước mắt, cần điều hành bám sát phù hợp với thị trường. Nhưng, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.

Tại Kỳ họp thứ 7, 5 nhóm lĩnh vực gồm tài nguyên và môi trường, kiểm toán, công thương, văn hóa - thể thao và du lịch, giáo dục và đào tạo được xin ý kiến Quốc hội để chọn 4 nhóm chất vấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.

Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).

Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.