Quy chuẩn thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô
Mặc dù Việt Nam đã ban hành Luật Trật tự ATGT đường bộ trong đó có quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, nhưng đến nay quy chuẩn quốc gia cho thiết bị an toàn này vẫn chưa được ban hành.
Nếu có một quy chuẩn rõ ràng, người tiêu dùng sẽ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm chất lượng, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô.
Là gia đình trẻ yêu thích du lịch, anh Trung và chị My đã rất ý thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ con nhỏ khi di chuyển bằng ô tô. Ngay từ khi mới sinh em bé, vợ chồng anh đã sắm ngay một chiếc ghế ô tô cho con gái. Vì thế, những chuyến đi xa của gia đình trở nên yên tâm hơn vì em bé luôn được bảo vệ an toàn, còn bố mẹ thì thoải mái tận hưởng trọn vẹn chuyến đi.
Anh Vũ Quang Trung, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ: “Gia đình tôi ưa xê dịch, đôi khi về quê hoặc đi du lịch thì luôn cho bé ngồi trên ghế ô tô, thứ nhất bảo vệ bé thứ hai là vợ chồng tôi cũng thoải mái trong mỗi chuyến đi”.
Chị Đỗ Trà My cho biết: “Tôi không nghĩ bồng bế bé trên xe ô tô là toàn, nếu an toàn thì các nước trên thế giới hay Việt Nam lại đưa ra điều luật như vậy, tôi nghĩ rằng việc chi thêm một khoản tiền nữa để mua một chiếc ghế xe tốt thì không vấn đề gì cả”.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng, tỷ lệ người dân sở hữu ô tô ở Việt Nam tăng khá nhanh. Tỷ lệ sở hữu xe con ở Hà Nội tăng khoảng 113,7%/năm; xu hướng ở bên ngoài thành phố và di chuyển quãng đường xa của các gia đình trẻ cũng tăng lên. Chính vì thế, trẻ em cần sử dụng thiết bị an toàn cho đến khi dùng được dây an toàn của người lớn hoặc khi đủ chiều cao xấp xỉ 1,5 mét.
Tuy nhiên, trước vô vàn lựa chọn trên thị trường, các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn khi quyết định chọn sản phẩm nào phù hợp và an toàn nhất cho con em mình. Thạc sỹ Dương Kim Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng ,cho hay: “Ở Việt Nam bây giờ chủ yếu là thiết bị nhập khẩu, hãng nhập rõ ràng thì có tem R44 và R129, khi có tem kiểm định thì sẽ đảm bảo chất lượng và bảo vệ trẻ. Trong lúc Việt Nam đang chờ quy chuẩn chung thì bố mẹ nên đến cơ sở uy tín, chọn sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, có tem kiểm định của tiêu chuẩn thế giới là dùng được”.
Hiện nay, trên thế giới có hai bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô gồm tiêu chuẩn UN R44 và UN R129, nhưng đa số các các quốc gia đều hướng tới việc áp dụng tiêu chuẩn R129 bởi tiêu chuẩn này an toàn nghiêm ngặt hơn với các yêu cầu bổ sung về thử nghiệm va chạm bên hông, bắt buộc ngồi quay đầu về phía sau cho trẻ dài thời gian hơn so với tiêu chuẩn UN R44.
Mục tiêu của xây dựng quy chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ em nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng của trẻ khi tham gia giao thông. Nếu áp dụng tại Việt Nam, bên cạnh việc tối ưu nhất trong bảo đảm an toàn cho trẻ thì cần phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, khi ban hành tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, đồng thời, hướng tới hài hòa với tiêu chuẩn thế giới và phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết: “Nhà nước nên quy định về chất liệu, còn việc sản xuất và khung giá để thị trường quyết định, đừng ép giá rẻ thì sản phẩm sẽ không tốt, cho nên làm sao phù hợp với xu thế, phù hợp với tình hình giá thị trường để sản xuất ra một chiếc ghế”.
Cũng theo các chuyên gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô cần có quy định rõ các khoảng tuổi cho từng nhóm thiết bị, đơn cử như nêu rõ nôi, ghế, ghế nâng, đệm nâng sử dụng cho độ tuổi nào là phù hợp. Từ đó, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện và đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ, tránh sử dụng sai thiết bị so với độ tuổi, chiều cao của các bé.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
0