Quy định mới về cải tạo chung cư cũ từ 1/8

Liên quan đến cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực từ 1/8/2024.

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xây dựng, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chung trong kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định.

- Định kỳ 6 tháng một lần, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư trên địa bàn.

Cơ quan quản lý nhà ở phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng định kỳ.

- Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư được xác định theo quy trình đánh giá an toàn công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng của Bộ Xây dựng.

Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

- Quy hoạch khu vực thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải bảo đảm giải pháp đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị và phù hợp với quy hoạch.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết để làm cơ sở thực hiện dự án. Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không phải bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Cơ quan có thẩm quyền phải xác định phạm vi của dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

- Trường hợp không thể đầu tư xây dựng lại nhà chung cư hoặc không đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải pháp quy gom nhà chung cư.

- Khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, cơ quan có thẩm quyền phải xác định phạm vi của dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

- Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù chưa lên quận nhưng tại huyện Đông Anh, không ít căn nhà, lô đất đã được môi giới thổi giá lên mức trên 300 triệu đồng/m2, phi lý khi so sánh với giá nhiều biệt thự, liền kề tại nội thành Hà Nội.

Huyện Mê Linh, Hà Nội, vừa tổ chức đấu giá thành công 32 lô đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa. Trong đó, giá trúng cao nhất là 48,9 triệu đồng/m2, gần gấp 2 lần giá khởi điểm.

55 trường hợp trúng đấu giá 68 lô đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã bỏ cọc. Phần lớn các lô đất bỏ cọc đều có giá từ 80 triệu đồng/m2 trở lên, trong đó có lô đất được trả cao nhất 100,5 triệu đồng/m2. Sự 'bất thường' trong đấu giá đất mà cơ quan chức năng chỉ ra đã có câu trả lời.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại đã có hiện tượng nứt, nghiêng do ảnh hưởng của cơn bão. Một số địa phương đã phải di dời người dân ra khỏi nhà chung cư để đảm bảo an toàn.

Việc áp dụng giá đất cụ thể sẽ được áp dụng khi tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất, xác định giá quyền sử dụng đất và tính tiền bồi thường đất.

Đã trải qua nhiều ngày nhưng sự việc bỏ cọc của chủ nhân 55/68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai vẫn là chủ đề được dư luận quan tâm, dù kết quả này đã dự đoán trước.