Quy định thanh toán khi mua BĐS hình thành trong tương lai
Theo đó, đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc; những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua.
Trường hợp bên bán là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Bên cạnh đó, việc thanh toán trong thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc. Số tiền còn lại được tính thành tiền thuê để trả cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài ra, Luật quy định: nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì bên bán, cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. Giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, thuê mua.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.
Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.
Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
0