Quy định thời hạn sở hữu BĐS tại một số quốc gia

Mỗi nước có những quy định khác biệt về thời hạn sở hữu nhà, chung cư và hầu hết các Chính phủ đều nắm vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý đất đai.

Tại Trung Quốc, Hiến pháp quy định không cấp giấy tờ sở hữu vĩnh viễn cho đất đai hay căn hộ. Thay vào đó, tùy mục đích sử dụng, nhà nước khống chế bằng quy định mục đích và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 - 70 năm). Tại các thành phố lớn, khu vực nội đô, hầu như người dân chỉ được ở chung cư. Nếu muốn ở nhà riêng lẻ, người dân phải di chuyển ra khu vực ngoại ô, cách trung tâm hàng trăm km.

Tại Hong Kong (Trung Quốc), ngoại trừ Nhà thờ Thánh John, mọi mảnh đất tại thành phố này đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền và là tài sản cho thuê. Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) công nhận quyền sở hữu có thời hạn, các bất động sản cũ có thể được tự động gia hạn trên cơ sở đóng phí hàng năm. Trước đây, người mua đất để xây nhà có thể sở hữu trong vòng 75 - 99 năm. Nhưng từ năm 1997, thời hạn cấp cho bên thuê là 50 năm kể từ ngày cấp.

Trong khi đó, các nước phương Tây bán chung cư và nhiều loại bất động sản khác dưới hình thức sở hữu có thời hạn và phải đóng thêm phí khi gia hạn thời gian sở hữu. Tại Mỹ, khoảng 85% bất động sản được bán dưới hình thức có thời hạn và thời gian sử dụng tối đa có thể lên tới 99 năm. Dù tỷ lệ người sử dụng nhà có thời hạn không nhiều bằng Mỹ, nhưng tại Anh người mua có thời hạn sử dụng nhà lên tới 999 năm. Tuy nhiên luật pháp Anh nêu rõ, người mua nhà có thời hạn chỉ được sở hữu căn nhà, trong khi người mua nhà vĩnh viễn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất nơi căn nhà tọa lạc. Ngoài ra khi hết hạn sử dụng, nếu có nhu cầu, người mua có thể xin gia hạn. Tuy nhiên, bên cạnh mức giá phải trả thêm do giá cả thị trường leo thang, người mua sẽ phải trả thêm một khoản phí tôn tạo nhà. Vì vậy người dân Anh chấp nhận mua nhà mới và chuyển chỗ ở, thay vì phải trả thêm tiền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của người dân trong trường hợp được cấp không đúng thẩm quyền, sai về diện tích đất hoặc người sử dụng.

Dự án Siêu thị thương mại dịch vụ Bắc Qua nằm trên khu đất vàng rộng gần 2.300m2 tại số 19 Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm dù được khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành vào Quý I/2013, nhưng cho đến nay dự án vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề pháp lý và chưa thể đi vào hoạt động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.

Chiều nay (17/5), tại cuộc họp về Đề án đầu tư xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tư phải công khai thông tin về dự án nhà ở xã hội.

Từ năm 2024 đến 2026, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ đón lượng lớn nguồn cung khi bốn trung tâm thương mại và khối đế sẽ được xây dựng, cung cấp thêm cho thị trường 230.000 m2 mặt bằng, chủ yếu ở phía tây Thủ đô.

Hà Nội có lượng lớn quỹ nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước nhưng hiện bị bỏ hoang hoặc cho thuê trái phép gây lãng phí, thất thoát. Theo Sở Xây dựng, hiện nay Sở đang tham mưu UBND Thành phố phương án khai thác hiệu quả quỹ nhà đất này.