Quy hoạch đô thị dọc sông Hồng có tính khả thi cao
Theo quy hoạch phân khu sông Hồng, phân khu quy hoạch có tổng diện tích 11.000ha. Trong đó, sông Hồng chiếm 33%, tương ứng khoảng 3.600ha, đất bãi sông chiếm 50% - tương đương hơn 5.400ha. Quy mô dân số tối đa dự kiến đạt mức 300.000 người vào năm 2030. Điểm nhấn quan trọng ở quy hoạch này là 3.000ha bãi giữa sông Hồng. Chiều dài đô thị dọc hai bờ sông khoảng 40km.
Theo các chuyên gia trong ngành thủy lợi, việc xây dựng đô thị như vậy ít nhiều ảnh hưởng tới dòng chảy. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật hiện nay hoàn toàn có thể xử lý được tác động này.
PGS.TS Bùi Công Quang, Nguyên Giảng viên cao cấp Đại học Thủy Lợi cho biết: "Nếu có gây xói lở thì đã có các công trình phòng chống xói lở, hoàn toàn khả thi. Vấn đề là đánh giá ở mức độ nào. Còn khoa học kỹ thuật và vật liệu hiện nay hoàn toàn xử lý được vấn đề đó, không có vấn đề gì cả".
Các chuyên gia quy hoạch và thủy lợi khẳng định việc phát triển thành phố dọc hai bên bờ sông là hướng đi đúng đắn. Hà Nội cần chú ý đến những thách thức trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt là phải bảo đảm an toàn thoát lũ. Vấn đề này đã có cơ sở nghiên cứu 30 năm nay, và hoàn toàn có căn cứ về khoa học và tính khả thi.
Ông Nguyễn Trường Duy, nguyên cán bộ quản lý xây dựng, Sở NN&PTNT Hà Nội cho hay: "Chúng ta đã kiểm soát được lũ trên sông Hồng. Mặt khác, chúng ta vẫn còn một cầu chì, khi có xuất hiện lũ cao có hệ thống đập đáy. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn duy trì, bình thường có thể xả lũ tối đa 2000-5000m3/giờ".
Về vấn đề nêu trên, KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ: "Luật Thủ đô sửa đổi đã bổ sung, giao thẩm quyền cho HĐND xây dựng các quy định, cụ thể hóa và UBND Thành phố được quyền phê duyệt các công trình trên các bãi này. Để làm được, cần có cơ sở khoa học, tính toán đến an toàn hành lang thoát lũ, và tính liên kết của khu vực này với các khu vực khác khi có lũ. Cũng đã có nhiều nghiên cứu suốt 30 năm qua, vấn đề là chúng ta chỉ cần rà soát lại, và có biện pháp huy động vốn tốt là thực hiện được".
Đảm bảo an toàn thoát lũ và xói lở do thay đổi dòng chảy! Đây là hai vấn đề được quan tâm nhiều khi đặt ra bài toán xây dựng đô thị hai bên bờ sông. Cả hai vấn đề đều đã có cơ sở nghiên cứu thực tiễn trước đó. Chuyên gia khẳng định: quy hoạch trục sông Hồng là hoàn toàn khả thi. Quan trọng, là khi triển khai, Hà Nội cần có sự kế thừa kinh nghiệm từ trước đó. Đồng thời, tính toán và nghiên cứu cụ thể, chi tiết để đưa ra phương án thực thi phù hợp.
Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.
UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.
Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.
Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.
0