Quy hoạch Hà Nội trong Luật thủ đô sửa đổi

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số nội dung nhằm cụ thể hoá chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước. Nội dung này nhận được sự quan tâm của các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng.

Theo các chuyên gia, sửa đổi luật thủ đô lần này cần phải thể hiện quyết tâm, định hướng rõ ràng trong việc phát huy thế mạnh của Hà Nội về không gian bởi trong tương lai, Hà Nội không có kết cấu như hiện nay. Hà Nội sẽ có vùng lõi và các thành phố vệ tinh, vì vậy phải làm thế nào thể hiện được dù là thành phố vệ tinh, thành phố trong thành phố nhưng kết nối về cơ sở hạ tầng, kết nối về dịch vụ cao cấp phải được cụ thể hóa trong quy hoạch và đưa vào dự thảo luật. Đây cũng là nội dung quan trọng để thu hút nhân tài đóng góp công sức phát triển thủ đô.

Đô thị của Hà Nội trong tương lai là đô thị khác, có vùng đô thị lõi tập trung nhà cao tầng, xung quanh là cơ sở hạ tầng tốt, dịch vụ công rất tốt và ngoài ra là thành phố xanh bên ngoài, thành phố vườn đầy đủ dịch vụ, không gian riêng kết nối với nhau rất tốt, tạo ảnh hưởng rất lớn. Phía Bắc về công nghiệp, phía Nam gắn với đồng bằng Sông Hồng các tỉnh Hà Nam, Nam Định phát triển mạnh về nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học. Phía Tây phát triển về KHCN, ANQP; phía Đông về dịch vụ với sân bay cảng biển. Kết cấu rõ ràng phân cấp chức năng như vậy thì phân cấp thành phố sẽ phát triển một cách đều đặn và không còn nông nghiệp nông thôn theo kiểu cũ nữa, tất cả đều là thị dân phát triển một cách tổng hợp.

Luật thủ đô là rất quan trọng trong lúc này vì chúng ta đi vào cơ chế đặc biệt cho riêng Hà Nội. Chúng ta tự hào, chúng ta đang có luật thủ đô, luật chính là tôn vinh cho thủ đô chúng ta. TP HCM chỉ có cơ chế đặc thù còn thủ đô có luật. Luật phải làm được công việc quan trọng, nói rõ ý nghĩa tổ chức không gian, tổ chức kinh tế xã hội, văn hóa của thủ đô. Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: "Tôi nghĩ việc mở rộng không gian quy hoạch không chỉ cho đô thị, đây là điều kiện để đô thị hóa, đưa khu vực nông thôn lên đô thị. Chúng ta có quan điểm, chương trình tạo điều kiện cho nông thôn phát triển một cách hiện đại văn hóa hơn, đường xá như thế nào, thiết chế về văn hóa như thế nào".

Theo dự thảo luật, Hà Nội định hướng phát triển đô thị theo mô hình TOD. Theo các chuyên gia, Hà Nội có nhiều khu vực dân cư đã hình thành lâu năm, đặc biệt với đô thị trung tâm, đô thị cũ, muốn áp dụng mô hình TOD cần phải nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đến đời sống của đa số cư dân đang sống trong nội đô. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, luật cần cụ thể hóa một số nội dung trong đó nhấn mạnh quy hoạch phương tiện phải đi trước quy hoạch hạ tầng giao thông, lấy quy hoạch vận tải hành khách công cộng nhanh, khối lớn làm quy hoạch xương sống để bố trí không gian, phục vụ xây dựng mô hình TOD.

Các chuyên gia cũng cho rằng, quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cần tiến hành đồng thời để bảo đảm sự thống nhất. Trong đó, các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý để xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, thể chế hóa các nội dung của quy hoạch thành các quy định pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (9/5), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 8/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp, làm việc với Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio, nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông, trong đó có Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy là trục đường Láng hiện nay.

Đêm qua (7/5), Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội đã phối hợp cùng đơn vị quản lý đường bộ, tiến hành sửa chữa các khe co giãn xuống cấp trên đường Vành đai 3 trên cao, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi lại.

Trong căn phòng nhỏ trên con phố Phan Bội Châu, Hà Nội, một người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ sống và chơi đàn. Những ký ức về một thời chiến đấu kiên cường, gian khổ và tràn đầy tình đồng chí, đồng đội đó, vẫn luôn trong tâm trí ông và được ông thể hiện qua những giai điệu chiến thắng.

17 thiếu nhi xuất sắc đạt danh hiệu "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" và 18 cán bộ Đội xuất sắc đạt giải thưởng 15/5, vừa được Quận Đoàn Tây Hồ khen thưởng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.