Quy hoạch nhà ở xã hội cần ổn định và lâu dài

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến. Một số chuyên gia cho rằng, Luật cần quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong việc lập quy hoạch ổn định, lâu dài để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Mặc dù đã hoàn thiện hạ tầng và đi vào vận hành, nhưng tỷ lệ căn hộ lấp đầy của dự án nhà ở xã hội là không đáng kể. Xa trung tâm, giao thông không mấy thuận tiện lại thiếu nhiều tiện ích trong sinh hoạt là những lý do khiến không ít khách hàng không chọn nhà ở xã hội làm nơi an cư. 

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống nhà ở xã hội trên toàn quốc là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước , nhưng quá trình triển khai lại đang cho thấy những bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc hình thành các cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp thì trách nhiệm của chính quyền địa phương cần phải thể hiện một cách rõ ràng hơn nữa. 

Sau nhiều năm thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đến nay cả nước mới hoàn thành khoảng 8 triệu m2 nhà ở xã hội. Kết quả này mới đáp ứng khoảng 45% chỉ tiêu đã đề ra. Lợi nhuận thấp, khó tiếp cận nguồn vốn khiến chủ đầu tư hờ hững.

Nhà ở xã hội có nơi thừa, có nơi lại thiếu. Ở các đô thị lớn tình trạng vừa thừa vừa thiếu khi cung và cầu không gặp chung mục đích. Đã đến lúc Luật phải quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong việc lập quy hoạch nhà ở xã hội ổn định, lâu dài để thu hút doanh nghiệp. Việc hoàn thiện hạ tầng xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển phân khúc nhà ở theo hướng tiện tích và bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.

Chiều nay (17/5), tại cuộc họp về Đề án đầu tư xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tư phải công khai thông tin về dự án nhà ở xã hội.

Từ năm 2024 đến 2026, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ đón lượng lớn nguồn cung khi bốn trung tâm thương mại và khối đế sẽ được xây dựng, cung cấp thêm cho thị trường 230.000 m2 mặt bằng, chủ yếu ở phía tây Thủ đô.

Hà Nội có lượng lớn quỹ nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước nhưng hiện bị bỏ hoang hoặc cho thuê trái phép gây lãng phí, thất thoát. Theo Sở Xây dựng, hiện nay Sở đang tham mưu UBND Thành phố phương án khai thác hiệu quả quỹ nhà đất này.

TP. Hà Nội đang tìm nhà đầu tư khu đô thị thông minh, sinh thái nằm ở ba xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (thuộc huyện Đông Anh). Dự án có quy mô 268 ha với tổng vốn đầu tư sơ bộ lên tới 33.000 tỷ đồng.

Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn công bố ba đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.