Quy hoạch Thủ đô chú trọng tái thiết đô thị, giao thông

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực và giá trị mới để xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại.

Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Quy hoạch đưa ra 8 quan điểm mang tính chiến lược, cốt lõi cho phát triển Thủ đô. Trong đó có quan điểm lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực phát triển chủ yếu; phát triển sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, trục văn hoá di sản, du lịch văn hoá kết nối vùng Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng.

Quốc hội thảo luận ở hội trường.

Là thành viên trực tiếp tham gia xây dựng hai đồ án quy hoạch Thủ đô, đại biểu Hoàng Văn Cường đã có trình bày trước Quốc hội để làm rõ thêm những nội dung lớn của hai đồ án này.

Ông Hoàng Văn Cường phát biểu: “Chúng ta phải giải quyết nút thắt lớn nhất của Thủ đô hiện nay là ùn tắc giao thông. Chúng tôi tập trung xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, sẽ trở thành mạng lưới đường sắt kết nối được tất cả các tuyến trong thành phố. Như vậy, sẽ giảm được phương tiện cá nhân, dẫn đến giảm đáng kể ùn tắc, ô nhiễm không khí như hiện nay. Khi mạng lưới đường sắt phát triển sẽ giãn các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô ra ngoại thành”.

Ông Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Theo các đại biểu, một trong những vấn đề cần phải làm rõ trong Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô là vấn đề giao thông, tái thiết đô thị, để xây dựng thủ đô với tầm nhìn là trung tâm về chính trị - văn hóa của cả nước.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải trình một số vấn đề mà đại biểu quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Các đại biểu Quốc hội đã đóng góp các ý kiến tâm huyết vào hai đồ án quy hoạch có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.