Quy hoạch Thủ đô tầm nhìn chiến lược

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.

Đồng thời, Quy hoạch Thủ đô góp phần phát triển nhanh, bền vững, tạo sức lan toả; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”.

Do vậy, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, khoa học, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đáp ứng mong mỏi của nhân dân Thủ đô và cả nước.

Hà Nội là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới với nhiều lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế, cảnh quan thiên nhiên.

Với lợi thế vị trí đặc biệt, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hà Nội là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới với nhiều lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế, cảnh quan thiên nhiên. Trên cơ sở kế thừa các đồ án quy hoạch qua các thời kỳ, hai bản Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này đã điều chỉnh các định hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với thực tiễn.

Trong đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, một trong những đề xuất chương trình, dự án đột phá, trọng tâm; tổ chức không gian Thủ đô gồm: 5 trục động lực; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 vùng kinh tế xã hội; 5 không gian phát triển; 5 vùng đô thị.

Là trung tâm phát triển của Thủ đô, trục sông Hồng với sự phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hoá, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.

Là trung tâm phát triển của Thủ đô, trục sông Hồng với sự phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hoá, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là biểu tượng phát triển mới của Thủ đô.

Với những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội; sự phối hợp liên vùng; sự quyết tâm hành động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thuận, tham gia của nhân dân và sự ủng hộ của Trung ương Đảng; Quốc Hội; Chính Phủ, các bộ, ban, ngành, Hà Nội sẽ quyết tâm hoàn thành khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây là những đồi chè xanh mướt, yên bình giữa thiên nhiên mát mẻ và trong lành.

Đền Và là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), chính thức được ra mắt vào ngày 28/6 tới đây, sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống.

Đơn vị thi công trên tuyến đê Hữu Đáy thuộc huyện Phúc Thọ không hoàn trả nền đường, khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Từ 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Sáng nay 25/6, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai lần thứ 4 - năm 2024 đã được huyện Quốc Oai tổ chức với sự tham dự của 148 đại biểu là người dân tộc Mường, Tày, Thái và một số dân tộc khác.