Quy hoạch Thủ đô: Thành phố đáng sống, sáng tạo, phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội là một căn cứ quan trọng để triển khai các kế hoạch phát triển đô thị.

Từ đó, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại. Với sự đầu tư công phu, bài bản, kỹ lưỡng, định hướng quy hoạch cho Thủ đô được quán triệt dựa trên triết lý phát triển Thủ đô Hà Nội mà trong đó, các yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh Thăng Long - Hà Nội là những trụ cột xuyên suốt.

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm 5 trụ cột phát triển, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 khâu đột phá chiến lược và 2 ưu tiên thực hiện.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội. Qua đó, tạo ra những cơ hội mới - giá trị mới để phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Một trong những điểm nổi bật trong quy hoạch lần này, Hà Nội được xác định là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy, quy hoạch không chỉ dựa vào thế mạnh hiện tại của Hà Nội mà còn khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô trở thành một thành phố xanh, thông minh và có chất lượng sống cao, ngang tầm với các Thủ đô phát triển trong khu vực và thế giới.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho hay: “Thủ đô không giống như một thành phố bình thường như 63 tỉnh thành khác. Đây là Quy hoạch Thủ đô - với tư cách đại diện cho cả nước, chứ không phải quy hoạch thành phố Hà Nội. Do vậy, ý nghĩa bao hàm rất sâu rộng”.

KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết: “Quy hoạch lần này giải quyết được hai vấn đề: thành phố trong sông, tiến tới đưa sông Hồng thành trục phát triển. Vấn đề lớn thứ hai được giải quyết là đưa lời giải cho bài toán về giao thông đô thị Hà Nội”.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Bảo vệ môi trường và cảnh quan; Phát triển đô thị và nông thôn; Phát triển kinh tế; Phát triển văn hóa - xã hội; Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chuyên gia khẳng định, Hà Nội hoàn toàn đủ nguồn lực để thực hiện và triển khai quy hoạch vào thực tiễn.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng với đồ án điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi), đó sẽ là những căn cứ quan trọng để thành phố Hà Nội triển khai xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển gắn với việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực trong thời kỳ mới.

Việc Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt đặt ra kỳ vọng về những thay đổi sâu rộng, đưa Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, sáng tạo và phát triển bền vững trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, Hà Nội có hơn 2.600 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng với gần 13 nghìn thành viên hoạt động. Trong năm 2024 đã có gần 3.000 công trình, dự án được các Ban giám sát, phát hiện gần vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời 250 vụ. Nhờ vào lực lượng này, những vi phạm được hạn chế thấp nhất, tiến độ các công trình được đảm bảo.

Trong những tháng cận Tết Nguyên đán, Hà Nội đang tích cực chuẩn bị các phương án chăm lo, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Chiều nay (15/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương vừa tìm thấy chiếc xe và nạn nhân của vụ xe ô tô lao qua thành cầu, rơi xuống sông Đồng Nai (địa phận tỉnh Bình Dương) mất tích.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tổ chức lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự; trật tự đô thị, trật tự công cộng dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, sáng 15/12, Cục CSGT và CATP Hà Nội đồng loạt ra quân triển khai mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2025.