Quý II/2024, kết thúc 37 vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.

Quý I năm 2024, Thường trực Ban chỉ đạo, Ban chỉ đạo đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề, Ban Chỉ đạo đưa vào chương trình công tác trọng tâm năm 2024 tiến hành kiểm tra 5 chuyên đề. Qua đó, đã tiến hành kiểm tra 3 chuyên đề về: Kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng chống tham nhũng tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; Việc thực hiện Chương trình số 10 ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 2025”; Việc thực hiện kết luận kiến nghị của đoàn công tác năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương.

Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh kết quả điều tra, giải quyết các vụ án.

Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã chỉ đạo tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức Đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm. Quý I-2024, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra đảng các cấp đã xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thi hành kỷ luật đối với 1 đảng viên; Ban Thường vụ Thành ủy thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng, 2 đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thi hành kỷ luật 4 tổ chức đảng và 11 đảng viên; các cấp ủy cấp dưới thi hành kỷ luật đối với 11 tổ chức đảng và 134 đảng viên; Ủy ban kiểm tra cấp dưới thi hành kỷ luật 276 đảng viên (trong đó cách chức 6 đảng viên, khai trừ 71 đảng viên); đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác sau khi bị kỷ luật đối 4 cán bộ diện Ban Thường vụ cấp huyện quản lý.

Thường trực Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh kết quả điều tra, giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Chỉ đạo đã quyết định đưa bổ sung 3 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi chỉ đạo; tập trung chỉ đạo giải quyết 54 vụ án, vụ việc. Đến nay, 12 vụ án, vụ việc đã được giải quyết xong và đưa ra khỏi diện Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo; chuẩn bị xét xử sơ thẩm 9 vụ án; đang trong giai đoạn truy tố 12 vụ án; đang xác minh, điều tra 20 vụ án, vụ việc; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ án.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, chương trình công tác trọng tâm năm 2024 của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tăng cường lãnh đạo chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phòng chống tham nhũng tiêu cực trên địa bàn toàn thành phố.

Thường trực Ban Chỉ đạo tăng cường lãnh đạo chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan đơn vị, khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn công tác, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng tiêu cực. Ban Chỉ đạo tiếp tục triển khai và hoàn thành các chuyên đề kiểm tra theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Chỉ đạo các cơ quan tố tụng thành phố phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Thực hiện nghiêm túc cơ chế thực hiện chế độ họp và báo cáo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo Thành ủy yêu cầu, trong quý II-2024, kết thúc giải quyết, đưa ra xét xử 37 vụ án gồm: 29 vụ án liên quan đến các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố; 2 vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á; 6 vụ án khác, gồm: Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” xảy ra tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Cổ phần Coma 18 trong quá trình thực hiện dự án VP6 Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai; vụ án “Lừa dối khách hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông; vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Duy tu, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội; vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm; vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, Chi nhánh huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tổng kết thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025"; rà soát, sửa đổi, bổ sung Đề án 56-ĐA/BCĐ ngày 25-11-2019 về "Đẩy mạnh công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiều hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố Hà Nội"; đồng thời tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.