Quyền Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ là ai?

Phó Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Ronald L. Rowe, Jr. được bổ nhiệm làm quyền giám đốc cơ quan này, thay thế bà Kimberly Cheatle đã từ chức trước đó.

Newsweek đưa tin ông Ronald L. Rowe, Jr., Phó Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ, ngày 23/7 đã được bổ nhiệm làm quyền giám đốc cơ quan này.

Ông Rowe thay thế bà Kimberly Cheatle vừa từ chức vì những chỉ trích lan rộng sau vụ cựu Tổng thống Donald Trump bị ám sát hụt hôm 13/7, khi đang vận động tranh cử tại bang Pennsylvania.

Ông Ronald Rowe được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ. Ảnh: Cơ quan Mật vụ Mỹ.

Trong một tuyên bố được Bloomberg đưa tin đầu tiên hôm 23/7, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas đã thông báo việc bổ nhiệm ông Rowe, đồng thời nêu bật những đóng góp của ông trong 24 năm làm việc tại Cơ quan Mật vụ.

Người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa Mỹ đề cao việc ông Rowe sẵn sàng lãnh đạo Cơ quan Mật vụ vào thời điểm thử thách này, bày tỏ hoàn toàn tin tưởng vào Quyền Giám đốc Cơ quan Mật vụ mới.

"Tôi đánh giá cao sự sẵn lòng của ông trong việc lãnh đạo Cơ quan Mật vụ vào thời điểm vô cùng thách thức này, khi cơ quan này đang nỗ lực tìm hiểu chính xác những gì đã xảy ra vào ngày 13/7 và hợp tác với các cuộc điều tra đang diễn ra cũng như sự giám sát của Quốc hội ", ông Mayorkas viết.

Việc bổ nhiệm diễn ra chỉ vài giờ sau khi bà Kimberly Cheatle từ chức Giám đốc Cơ quan Mật vụ.

Bà Kimberly Cheatle đã từ chức Giám đốc Cơ quan Mật vụ. Ảnh: Al Jazeera.

Một ngày trước đó, bà Cheatle thừa nhận Cơ quan Mật vụ đã thất bại khi không ngăn chăn được vụ ám sát hụt ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa.

Bà Cheatle cho biết trong đơn từ chức rằng bà đã đưa ra quyết định "khó khăn" là rời khỏi cơ quan này "với tâm trạng nặng nề" và bà không muốn sự ra đi của mình làm các điệp viên mất tập trung vào nhiệm vụ.

Điều trần trước Ủy ban giám sát Hạ viện Mỹ, bà Cheatle thừa nhận vụ việc trên "là thất bại đáng kể nhất" trong hoạt động của Cơ quan Mật vụ trong nhiều thập kỷ qua.

Ông Ronald Rowe là ai?

Ông Rowe gia nhập Cơ quan Mật vụ lần đầu tiên vào năm 1999, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong tổ chức.

Theo tiểu sử chính thức, ông Rowe được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ vào tháng 4/2023. Với vị trí này, ông có quyền giám sát trực tiếp các hoạt động điều tra và bảo vệ hàng ngày của cơ quan", hướng dẫn chính sách của cơ quan và giới thiệu các công nghệ mới để tăng cường các biện pháp đối phó bảo vệ của cơ quan.

Trước khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc, ông từng là trợ lý giám đốc cho Văn phòng các vấn đề liên chính phủ và lập pháp, nơi ông lãnh đạo cơ quan này tham gia với Quốc hội, Bộ An ninh Nội địa và các lĩnh vực khác của chính phủ.

"Trong suốt 24 năm làm việc tại Cơ quan Mật vụ Mỹ, ông Rowe cũng đã điều phối các hoạt động an ninh lớn, hợp tác với các cơ quan chính phủ và thực thi pháp luật khác. Ông đã quản lý một Sự kiện An ninh Đặc biệt Quốc gia (NSSE) và giám sát các hoạt động của 7.000 nhân viên trên khắp các khu vực pháp lý liên bang, tiểu bang và địa phương (2016)", theo tiểu sử của ông.

"Về mặt an ninh mạng, ông Rowe được giao trọng trách tham gia hoạt động chung với Hội đồng Tình báo Quốc gia (2013), nơi ông dẫn đầu việc phát triển nhiều sản phẩm phân tích. Những sản phẩm này sau đó được coi là một trong những đánh giá có thẩm quyền nhất của Cộng đồng Tình báo Mỹ về những thách thức và mối đe dọa an ninh quốc gia mà Mỹ phải đối mặt".

Ông Rowe làm cố vấn an ninh quốc gia và thực thi pháp luật cho Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011, nghiên cứu chiến lược chống gián điệp kinh tế do nhà nước bảo trợ, cũng như hành vi trộm cắp bí mật thương mại của Mỹ.

Ông làm việc tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ từ năm 2008 đến năm 2011 và làm việc trong Ban Bảo vệ Tổng thống từ năm 2004 đến năm 2008.

Theo NBC News, sau vụ ông Trump bị ám sát hồi hụt đầu tháng này, ông Rowe đã tham gia thông báo cho các nhà lập pháp về tình hình. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra tối 7/9, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết tính đến 15 giờ chiều nay, siêu bão Yagi đã khiến 4 người thiệt mạng và 95 người khác bị thương.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Trung Quốc dự báo siêu bão Yagi sẽ đổ đổ bộ vào một số tỉnh giáp với biên giới Việt Nam vào chiều tối 7/9. Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây cho biết đã chuẩn bị đầy đủ để ứng phó.

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.