Quyền lợi của khách hàng khi thay đổi lịch ghi công tơ
Trước những băn khoăn về việc số tiền điện mà người dân phải trả sẽ tăng mạnh khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội cho biết, mức sử dụng điện của từng bậc thang sẽ được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số. Vì vậy, chi phí tiền điện thực tế mà người dân thanh toán sẽ không thay đổi.
Bà Tô Lan Phương - Trưởng ban Kinh doanh EVNHANOI chia sẻ: “EVNHANOI xây dựng bộ công cụ để tính toán sản lượng điện sử dụng ở từng bậc thang, người tiêu dùng có thể kiểm tra lượng điện tiêu thụ. Quyền lợi khách hàng sử dụng điện được đảm bảo, khách có thể chủ động kiểm tra giám sát trên web, app của EVNHANOI."
Đại diện EVN Hà Nội cũng khẳng định, cách tính tiền điện vẫn dựa trên nguyên tắc bậc thang, tuy nhiên sẽ có sự thay đổi về số kWh tiêu thụ trong từng bậc sao cho phù hợp. Sự thay đổi này dựa trên số ngày sử dụng điện tăng thêm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “ Sự công bằng là ở lẽ, dùng tháng nào tính tiền tháng đó; cứ hết tháng thì tính tiền, như vậy sẽ dễ cho người dân”.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đơn vị cũng muốn làm việc này từ lâu để dễ dàng thuận tiện trong công tác quản lý.
Theo đó, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ: “Việc làm này, đối với lĩnh vực quản lý nhà nước, chúng tôi cũng muốn thực hiện lâu rồi, nhưng do hạ tầng và nguồn lực chưa đảm bảo, nên không thực hiện được; vì vậy, nhiều năm qua ngành chức năng vẫn phải duy trì lịch ghi chỉ số công tờ một cách rời rạc, không thống nhất. Việc thống nhất ghi chỉ số công tơ vào ngày cuối tháng, sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ quản trị, theo dõi theo năm tài chính”.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ điện cho trên 99,65% hộ dân trên cả nước. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 100% khách hàng có lịch ghi chỉ số vào ngày cuối tháng, sẽ giúp ngành Điện thực hiện hạch toán doanh thu tiền điện phát sinh đúng, đủ theo từng tháng; tuân thủ, đáp ứng đúng theo yêu cầu, quy định nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, thể hiện đầy đủ doanh thu trong năm tài chính phù hợp với chi phí phát sinh trong năm kế toán./.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0