Quyết định lịch sử

Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã từ trần vào hồi 21 giờ 9 phút ngày 23/12/2024.

Đại tướng Nguyễn Quyết, người Cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 23 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trở thành người đứng đầu Thành ủy, trực tiếp phụ trách công tác quân sự, ông vừa chỉ đạo, vừa trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn luyện và tìm nguồn vũ khí, trang bị quân sự cho các đội tự vệ vũ trang công nông một cách khôn khéo ngay trước mũi quân thù. Đó là thời kỳ “một ngày bằng hai mươi năm” sục sôi không khí chuẩn bị mọi mặt cho Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 12/8/1945, trước tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, với nhãn quan chính trị nhạy bén, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt thời cuộc kịp thời, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngay sau cuộc họp, “Mệnh lệnh khởi nghĩa” được phát đi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư kêu gọi nhân dân cả nước Tổng khởi nghĩa, giờ quyết định cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Chiều tối ngày 13/8/1945, khi phát xít Nhật đã bại trận chuẩn bị đầu hàng Đồng minh, Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, đồng thời soạn thảo “Quân lệnh số 1”. Đến 23 giờ cùng ngày, bản Quân lệnh hoàn thành và phát đi ngay trong đêm. Nhưng do nước lụt, điều kiện giao thông khó khăn, Mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa chưa về kịp tới Hà Nội. Đảng bộ Hà Nội, lúc đó chỉ có mấy chục Đảng viên, đứng trước một quyết định vô cùng lớn lao: Tổng khởi nghĩa mà chưa có lệnh của Trung ương, hay bỏ lỡ thời cơ có một không hai trong lịch sử?

Ngay trong đêm 15/8/1945, tại Chùa Hà, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết đã triệu tập hội nghị mở rộng đề ra một quyết định lịch sử: Hà Nội sẽ tiến hành khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ với nòng cốt là quẦn chúng cách mạng, không chờ quân Giải phóng từ Chiến khu Việt Bắc về. Chờ là sẽ mất thời cơ!

Tiểu sử Đại tướng Nguyễn Quyết
Bí thư Thành ủy Hà Nội giai đoạn 1945 - 1946

Đồ họa: Thanh Nga

Đây là một quyết định đúng đắn đầy tự tin, chủ động, sáng tạo nhưng cũng rất độc đáo với phương thức phù hợp, sát với tình hình thực tế của Hà Nội. Nó đòi hỏi sự táo bạo, quyết đoán vì xảy ra ở một vị trí chiến lược trong khi chưa nhận được lệnh của Trung ương. Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử.

Hà Nội, ngọn cờ đầu đóng vai trò quyết định tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Chiều 24/12, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương cùng tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Kỳ họp thứ 20, tại quận Tây Hồ.

Tính đến 14h ngày 23/12/2024, toàn bộ các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác tiếp nhận các nhiệm vụ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng thời triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.