Quyết liệt cải cách hành chính, kiên quyết xóa bỏ cơ chế 'xin - cho'
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột leo thang ở nhiều khu vực. Giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm; thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng diễn biến phức tạp.
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội tháng 11 tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%). Nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra sau 3 năm không đạt.
![](https://cloudcdnvod.tek4tv.vn/Mam\attach/upload\21102024105219\105220_9.png)
Về kinh tế, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88% (trong bối cảnh tăng lương với mức cao từ 01/7/2024).
Rút ra bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cần tiếp tục chủ động, quyết liệt, hiệu quả, sáng tạo, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là nguồn lực, động lực quan trọng nhất cho sự phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi. Các cấp quyết liệt cải cách hành chính, kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Công tác phòng, chống thiên tai được tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 mạnh nhất trong 70 năm qua đổ bộ vào nước ta, lãnh đạo đã chỉ đạo theo sát tình hình, ứng phó từ sớm, từ xa với nhiều cách làm mới, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, phòng ngừa ở mức cao nhất, sẵn sàng phương án cho mọi tình huống; xử lý bản lĩnh, khoa học, hiệu quả các tình huống khẩn cấp về đê điều, hồ đập; qua đó đã góp phần giảm thiệt hại về người và tài sản. Kịp thời động viên thăm hỏi; chỉ đạo khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu và các hoạt động kinh tế, xã hội, không để ai bị đói, bị rét, không có chỗ ở, học sinh sớm được đến trường, người bệnh được cứu chữa.
Khắc phục những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, địa hình vùng núi rộng lớn, lực lượng công an cơ sở giờ đây đã trở thành những người bạn, người thân của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Quốc Oai.
Lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết đã bắt giữ một đối tượng đang vận chuyển 2kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam.
Thời gian vừa qua, xuất hiện một số đối tượng gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến người nộp thuế tự xưng là công chức thuế, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bộ Công an xác định tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" (BPSOS) do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu đã hỗ trợ, đứng sau những người gây ra vụ khủng bố tại Đăk Lăk.
Chỉ trong vòng khoảng một tháng trở lại đây, đã có rất nhiều vụ hành hung do va chạm giao thông. Điều này cho thấy trực trạng rất rõ về những hành vi thiếu ý thức của một số người khi tham gia giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng lắng nghe cuộc trao đổi của phóng viên Duy Anh và anh Dương Đức Anh - thành viên Ban điều hành cộng đồng Otofun.
Nghị quyết số 57 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được đánh giá rất cao và tạo ra một sự hứng khởi trong toàn xã hội vì đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng, rất thiết yếu của đời sống xã hội, đó là vấn đề khoa học và công nghệ số hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống một cách sâu rộng, hiệu quả thông qua luật hóa, thể chế hóa. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
0