Ra mắt tập thơ 'Viễn ca' của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh

Được độc giả yêu mến, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh vừa ra mắt công chúng tập thơ thứ ba trong sự nghiệp của mình.

Sau thành công của hai tập thơ được xuất bản cùng lúc “Loạn bút hành” và “Chiều không tên như vết mực giữa đời”, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh tiếp tục ra mắt công chúng tập thơ thứ ba trong sự nghiệp của mình mang tên “Viễn ca”.

“Viễn ca” của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh gồm 39 bài thơ được anh viết giai đoạn gần đây. Tuy cái chất tinh nghịch, ào ạt, phóng khoáng đã bớt đi, nhưng bù lại, tập thơ mới của anh thêm sự giàu có về chiều sâu của những suy tưởng, cái khác lạ của ngôn ngữ và hệ thống thi ảnh.

Buổi ra mắt tập thơ 'Viễn ca' của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh.

Bằng liên tưởng và tưởng tượng, nhà thơ đã kết nối những sự vật, sự việc, tâm trạng đời thường mang tính chất cá nhân hóa với tất thảy những gì thuộc về phạm trù xa xôi, ảo diệu để làm nên thi ảnh lạ.

Nguyễn Tiến Thanh không chủ trương cách tân thơ, thậm chí thơ anh còn nghiêng nhiều về phía cổ điển. Thế nhưng đọc thơ anh luôn cảm nhận được sự mới mẻ, sự mới mẻ trong thơ của một người thơ không ngừng đào sâu tìm kiếm chính mình. Và không ngừng suy tưởng về những phương trời viễn mộng.

“Viễn ca” của nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh gồm 39 bài thơ được anh viết giai đoạn gần đây.

Nguyễn Tiến Thanh khởi nghiệp thơ từ phong trào thơ sinh viên ở các trường đại học Hà Nội cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, những năm mà sự xám xịt của cuộc sống lập tức biến mất, chỉ còn lại những thăng hoa của thơ ca và cảm xúc ngất ngây bùng nổ mỗi khi các đêm thơ ký túc xá khai cuộc.

Nhiều bài thơ Nguyễn Tiến Thanh viết trong khoảng thời gian này hiện vẫn có người thuộc nằm lòng. Và tinh thần của chúng – say đắm lãng mạn lẫn ngông cuồng phá cách – qua quãng cách thời gian mấy chục năm, chừng như vẫn còn hắt ánh hồi quang đến tận bây giờ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.