Rác thải bủa vây đường đi bộ ven sông Tô Lịch

Dọc bờ sông Tô Lịch theo đường Láng, tuyến đường đầu tiên tại Hà Nội có đường dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp, đang biến thành nơi bán hàng và đổ rác.

Đường đi bộ biến thành nơi bán hàng.

Đường ven sông Tô Lịch bị rác thải thì bủa vây, lòng đường bị hàng quán trưng dụng, cộng với việc ô nhiễm môi trường đã khiến tuyến đường này đang dần xấu đi trong mắt người dân.

Rác bủa vây gây ô nhiễm môi trường.

Em Vũ Văn Công (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: ''Em thấy không thoải mái lắm, đi qua thấy nhiều xe rác bên cạnh, hơn nữa ở gần đây rất nhiều mùi hôi thối gây khó chịu cho cả người đi xe đạp lẫn người đi bộ''.

Một người đàn ông bỏ lại 6 bao rác thải xây dựng.

Anh Nguyễn Hồng Quân, nhân viên Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết: ''Nhiều người cứ đợi ban đêm là lại ra đổ. Rác thải sinh hoạt thì không nói, rác thải xây dựng thì nhiều lắm. Mỗi bao nặng lắm, bọn tôi không bê một mình được''.

Công nhân môi trường dọn thải xây dựng.

Bà Lê Thị Tám nói: ''Rác họ vứt ở mấy cái cây nhiều, ô nhiễm, cây này không lên được, hỏng hết cây, có lúc nó vứt cả chuột chết đủ các thứ, bẩn thỉu lắm''.

Anh Lê Tài Sỹ cho biết: ''Rác cứ để tràn thế này này, chó còn đi vệ sinh lung tung, nhiều người còn mang cả xe ra đổ rác thẳng ra luôn''.

Đường riêng giành cho người đi bộ trên đường Láng chưa phát huy hiệu quả, lại đang khiến nhiều người dân bức xúc.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng: ''Chúng ta phải xử lý quyết liệt, có thể do không có người quản lý nên người ta cứ đổ rác ra đó. Mục đích của chúng ta là để cho người dân đi tập thể dục, đi lại an toàn''.

Tuyến đường đi bộ mà đoạn nào cũng có rác...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 7/9, trao đổi với báo chí về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.