Rào cản trong chuyển đổi kinh tế xanh tại Việt Nam

Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm, dịch vụ xanh ước đạt hơn 5.000 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống.

Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu.

Thúc đẩy kinh tế xanh, tăng trưởng xanh ở Việt Nam không chỉ là yêu cầu trong quá trình hội nhập hiện nay, mà quan trọng hơn là xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế nước ta, với những yếu kém, bất cập, đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh của nền kinh tế, doanh nghiệp vận chuyển này được thành lập và hoạt động với mục tiêu xanh hóa hoàn toàn.

Qua khảo sát, doanh nghiệp nhận thấy người tiêu dùng đón nhận nhanh hơn so với các công ty đổi thủ cùng phân khúc. Tuy nhiên, tăng trưởng xanh tại Việt nam vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh cho biết: "Năng lượng sạch, năng lượng mới, tương đối là mới ở trên thế giới không chỉ ở Việt Nam nên còn liên quan đến khung pháp lý, chính sách. tiêu chuẩn, chúng ta cần thêm thời gian".

Bà Trần Thị Cương - Tổng Giám đốc Công ty quản lý quỹ Manulife Investment Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi sẵn sàng chung tay cùng Chính phủ để thực hiện cam kết đã hứa ở Diễn đàn khí hậu toàn cầu đến năm 2025".

Chia sẻ tại hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”, các diễn giả cho biết, kinh tế xanh sẽ cần nguồn tín dụng xanh, thậm chí nguồn vốn này thấp hơn tín dụng thông thường 0,5-1,5%. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, Việt Nam mới đón nhận xu hướng này trong khi thế giới cũng chưa có quốc gia nào phát triển hoàn chỉnh để học hỏi kinh nghiệm.

Bà Lâm Thuý Nga, Giám đốc Khối khách hàng lớn - Ngân hàng HSBC cho biết: "Để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn xanh, vốn phát triển bền vững, thì các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định".

Ông Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói: "Quốc tế rất hỗ trợ và ủng hộ ngân hàng và doanh nghiệp khi có những chương trình hành động tốt".

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ước tính các chi phí để phát triển kinh tế xanh hàng năm vào khoảng 3-4% GDP trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, rất cần sự tham gia từ phía Chính phủ, từ phía các doanh nghiệp để phục vụ chiến lược xanh của quốc gia. Đặc biệt là sự tham gia từ cả xã hội, làm thế nào để tất cả đều tham gia và hướng tới mục tiêu xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.