Rào chắn, hạn chế phương tiện do lo sợ cầu sập

Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.

Từ đợt bão lũ đầu tháng 9, cầu Chì nằm trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) đã phải rào chắn, hạn chế phương tiện qua lại. Tuy nhiên, trước đó nhiều năm, cầu đã liên tục xuống cấp và hư hỏng. Thậm chí, nhiều vị trí thủng rộp, gây mất an toàn giao thông. Cuộc sống người dân ở khu vực xung quanh gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng giao thông đi lại do cầu xuống cấp mang lại.

Chị Nghiêm Thị Hằng, người dân xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) chia sẻ: "Sợ cầu sập nên cán bộ địa phương phải ngăn cầu lại. Làng Xà Cầu ngay đây nhưng đến đây không đi được, phải vòng đường Quốc lộ mấy cây số. Giờ đi học, trẻ con sáng đi qua lại chỉ một xe qua một thôi, rất khó khăn".

Nằm giữa hai trục đường lớn, cây cầu Vũ Nội ở huyện Ứng Hòa không phát huy được tính kết nối bởi cầu yếu. Khổ giới hạn của cầu chỉ cho phép xe máy, xe đạp lưu thông. Thực tế, cầu cũng đã xuống cấp bởi mặt cầu gồ ghề, nhiều điểm hư hỏng, nứt vỡ. Nhiều người tham gia giao thông cho rằng, với hạ tầng đường bộ hai bên đầu cầu, cầu Vũ Nội đang gây hạn chế nhu cầu đi lại của người và phương tiện.

Theo phê duyệt chủ trương đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa, thay thế cầu cũ, cầu tạm, cầu yếu trên toàn địa bàn của UBND thành phố Hà Nội mới đây, huyện Ứng Hòa có 19 cầu nằm trong danh sách.

Ông Bùi Anh Văn - Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Ứng Hòa cho biết: " Trong 19 cây cầu có 2 cây cầu cải tạo, sữa chữa và 17 cây cầu là xây mới".

Không chỉ riêng huyện Ứng Hòa, chủ trương đầu tư, cải tạo, thay thế cầu cũ, cầu tạm của thành phố Hà Nội hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực với hạ tầng cầu đường bộ đã tồn tại nhiều năm kèm theo đó là sự xuống cấp và hư hỏng, nhất là với các cây cầu ở huyện ngoại thành.

Sau hàng chục năm phải qua sông Đáy bằng cầu phao tạm bợ, mùa bão lũ nước dâng phải ngắt cầu, cách quãng, những người dân ở huyện không khỏi vui mừng khi biết, sắp tới, cầu phao sẽ được thay thế bằng cầu bê tông kiên cố.

Ông Nguyễn Hà Luân (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) chia sẻ: "Sắp sửa triển khai chúng tôi rất phấn khởi. Không những chúng tôi mà người dân hai bên đầu cầu, các vùng quanh đây tham gia giao thông rất vui mừng, rát cần thiết và thấy phấn khởi".

Sắp tới, toàn địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có 88 cây cầu khác được xây mới; 34 cầu được sửa chữa, cải tạo; 21 cầu được theo dõi, kiểm tra và duy tu định kỳ. Qua đó, tiếp tục góp phần thay đổi diện mạo giao thông, hỗ trợ người dân trong lưu thông, đi lại và phát triển kinh tế xã hội các địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.