Rạo rực đón Tết Trung thu
Tết Trung thu xưa
Tết Trung thu, theo chiết tự nghĩa là ngày Tết vào chính giữa của mùa thu, tính theo lịch âm, tức là ngày Rằm tháng Tám. Theo các nhà sử học, ngày lễ đặc biệt này đã có mặt ở Việt Nam cách đây hàng ngàn năm, còn khắc đậm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đó là ngày hội của người nông dân sau vụ mùa bội thu, để tạ ơn trời đất đã cho những ngày mưa thuận gió hòa.
Trong lễ hội Trung thu cổ truyền thường có rước Rồng để cầu mưa, tránh bão tố. Ngoài ra, người ta cũng múa Lân, trong điệu múa ấy có Tráng sĩ và Ông Địa. Tráng sĩ múa giáo đối đầu với Sư tử. Ông Địa dùng quạt phe phẩy bộ điệu hài hước. Kết thúc màn múa, Sư tử quy phục, tượng trưng cho sự thuận hòa giữa con người và thiên nhiên.
Từ xa xưa, vào dịp Rằm tháng Tám, người thợ hàng mã (còn gọi thợ hoa nan) làm đèn lồng hình các loài vật, như thỏ, cóc, cá chép…, bằng cốt nan tre dán giấy màu. Đèn hình Thỏ Ngọc, tượng trưng vị tiên giã thuốc trường sinh trên Cung Hàn (Mặt Trăng). Đèn hình con cóc (Thiềm Thử), dân gian ví là “cậu ông giời”. Đèn hình cá chép, bắt nguồn từ sự tích loài cá vượt vũ môn, cầu mong cho con cháu học hành đỗ đạt.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống bày các loại quả, như chuối, bòng, bưởi, na, hồng… Nhiều nhà thích bày thêm thị và ổi găng (hoặc ổi đào), các thứ quả đặc biệt thơm vào mùa thu. Khi trăng lên đỉnh đầu là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ, thưởng thức hương vị của mùa thu với sự cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên gia đình. Tết Trung thu cũng là dịp người lớn dành cho trẻ em tình cảm yêu thương và truyền cho con cháu truyền thống hiếu nghĩa.
Tết Trung thu nay
Ngày nay, mặc dù cuộc sống có những thay đổi, song những giá trị truyền thống của Tết Trung thu vẫn được giữ gìn và phát huy, đem đến cho xã hội không khí lễ hội phong phú và đa dạng.
Thủ đô Hà Nội vào dịp Tết Trung thu cổ truyền luôn thức dậy bầu không khí nhộn nhịp, hối hả. Đặc biệt, phố Hàng Mã, nơi trưng bày đồ trang trí, đồ chơi trung thu từ truyền thống đến hiện đại, được sắp đặt đầy ấn tượng, đẹp mắt và sáng tạo.
Ngoài các thứ hoa quả truyền thống, các bà các chị còn khéo léo cắt tỉa các loại quả thành hình hoa, hình thú cưng xinh xắn, tô thêm phần sinh động, hoạt náo trên mâm cỗ Trung thu, không chỉ gây ấn tượng, thu hút sự hứng thú cho trẻ em mà cho cả các bậc làm cha làm mẹ trong đêm trăng rằm sáng tỏ, lung linh.
Tết Trung thu đem lại hoài niệm và mong mỏi cho người lớn, nuôi dưỡng ước mơ và lòng khao khát cho trẻ em. Đó là những giá trị của truyền thống được nhân lên, bồi đắp qua các thế hệ. Vì vậy, mọi người cùng trông đợi, cùng chia sẻ tình cảm, cùng gắng phấn đấu cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp.
Tổng hợp
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Kháng chiến và đoàn quân từ chiến khu tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trong niềm hân hoan tột cùng của hơn 40 vạn người dân, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hồ Gươm lung linh ánh sáng tự do sau những năm dài bị thực dân Pháp chiếm đóng.
0