Rét đậm ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp… Chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, người cao tuổi cần phải được quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Ở người cao tuổi, chỉ với mức giảm nhẹ của nhiệt độ môi trường cũng có thể khiến người già có nguy cơ hạ thân nhiệt. Do ảnh hưởng của đợt rét đậm nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp …

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, cụ ông Cao văn Thục 90 tuổi ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ đã được đưa vào cấp cứu trong tình trạng khó thở. Theo chia sẻ của anh Cao Văn Quyền, người nhà bệnh nhân thì do trời quá rét, qua thăm khám, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị viêm phổi cấp.

Hay như trường hợp của ông Nguyễn Trung Trình, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ cũng nhập viện trong tình trạng khó thở và nhiều bệnh nền khác.

Thời tiết lạnh sâu khiến bệnh nhân nhập viện tăng. Ảnh: Ngọc Trang

Theo bác sỹ Tạ Viết Minh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết, do ảnh hưởng của đợt rét đậm này, hai hôm nay bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân người già nhập viện tăng cao khi thời tiết giá rét là do khả năng cảm nhận nhiệt độ môi trường ở người cao tuổi suy giảm theo tuổi tác. Cùng với đó là khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở người cao tuổi bị giảm hơn so với người trẻ. Người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính và phải dùng nhiều loại thuốc nên dễ bị tổn thương do lạnh hơn.

Các bác sỹ khuyến cáo, để tăng sức đề kháng cho cơ thể người già, mỗi ngày cần uống 6-8 ly nước ấm ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine. Dùng thức uống và thực phẩm nóng giúp bảo vệ thân nhiệt. Khi ở nhà, chủ động vận động thích hợp để tăng lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.