Robot sửa chữa đường sắt tại Nhật Bản

Nhật Bản mới đây đã phát triển thành công một robot khổng lồ, có khả năng hỗ trợ việc sửa chữa trong lĩnh vực đường sắt, giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra trong quá trình bảo trì đường sắt.

Robot khổng lồ hình người này có tên gọi “JINKI type Zero ver.2.0”, được công ty “Man-Machine Synergy Effectors” phát triển. Robot có thể được điều khiển thông qua một chiếc kính thực tế ảo VR và điều khiển từ xa.

Tiến sĩ Kanaoka, Giám đốc điều hành Công ty Man-Machine Synergy Effectors, Nhật Bản cho biết: “Người điều khiển có thể khiến robot di chuyển chính xác theo ý muốn. Hơn nữa, những thông tin mà robot thu được có thể được gửi đến người điều khiển ngay lập tức. Nói cách khác, khi người vận hành điều khiển robot là có thể cảm nhận được cảm giác của robot hoạt động như thế nào”.

Robot này được phát triển nhằm thực hiện các công việc nguy hiểm, hỗ trợ người sử dụng các công việc nặng và giảm nguy cơ thương tích do giật điện hay ngã từ trên cao trong quá trình bảo trì đường sắt.

Công ty Man-Machine Synergy Effectors cho biết, robot có thể nâng một vật năng tới 40 kg bằng hai cánh tay lên độ cao 10m. Các nhà phát triển hy vọng, robot sẽ sớm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như kỹ thuật dân dụng, công trình điện, xây dựng đường bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỷ nguyên số hóa và tự động hóa, trí tuệ nhân tạo AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn đang dần trở thành một yếu tố thúc đẩy chính trong việc tái cấu trúc các ngành nghề, tạo ra cơ hội mới nhưng cũng làm mất đi những công việc truyền thống.

Quận Bắc Từ Liêm xác định chuyển đổi số “là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững”. Với hệ thống di tích và di sản đồ sộ, các nhà khoa học cho rằng đây là lợi thế rất lớn.

Thông tin từ Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, tính đến ngày 21/11, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi. Hiện có hơn 1.446.000 người đăng ký tài khoản trên ứng dụng Công dân số Thủ đô - iHanoi. Trong đó, có 70.573 người dùng đã đăng ký mới bằng VneID.

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Phà bay bằng điện công nghệ cao vừa được đưa vào hoạt động tại Stockholm (Thụy Điển). Chiếc phà điện với tên gọi Nova là mẫu P-12 đầu tiên của công ty Candela được đưa vào hoạt động.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.