Rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trong guồng quay của xã hội, sự phát triển nhanh mạnh, liên tục thay đổi, cộng với cách thức sinh hoạt, làm việc căng thẳng, áp lực từ gia đình và nhà trường về học tập; việc nghiện game, lạm dụng chất kích thích chính là những yếu tố tác động tiêu cực tới sức khoẻ, dẫn tới rối loạn tầm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trẻ em và vị thành niên được coi là giai đoạn đang phát triển, do vậy những trẻ không may bị mắc rối loạn tâm thần trong giai đoạn này có những diễn biến bệnh lý và biểu hiện hành động khá phức tạp.

Các nghiên cứu y khoa cho rằng rối loạn tâm thần là kết quả sự tương tác của yếu tố di truyền và áp lực từ môi trường như bị bạo lực gia đình, tai nạn chấn thương, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, ma tuý, bóng cười, nghiệm chơi game,…

Trước hàng loạt nguyên nhân, việc khám tâm lý lâm sàng để chuẩn đoán mức độ bệnh đòi hỏi mất nhiều thời gian và sự phân tích đánh giá tổng hợp một cách khoa học.

Việc điều trị rối loạn tâm thần là cả một quá trình lâu dài mất hàng tháng, hàng năm, và có thể nhiều năm. Điều đó đòi hỏi sự kiên trì của đội ngũ y, bác sĩ, của người nhà bệnh nhân, trong đó sự ân cần, quan tâm, và tình thương đối bệnh nhân rối loạn tâm thần, nhất là “tâm thần nhi” là điều rất quan trọng.

Những trẻ em, thanh thiếu niên kém may mắn bị mắc “rối loạn tâm thần” thực sự là điều thiệt thòi đối với chính bản thân, cũng như gia đình các em. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những yếu tố để người bệnh và gia đình bệnh nhân lạc quan trong quá trình chữa trị, đó là nhận thức trong xã hội về căn bệnh này hiện nay đã được cải thiện, đã có nhiều sự chia sẻ, cảm thông và trách nhiệm cộng đồng.

Cùng với đó ngành y, ngành giáo dục và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành đã quan tâm, tiến hành khảo sát đầu tư, nghiên cứu sâu hơn về “rối loạn tâm thần” với mục tiêu đưa ra các pháp đồ điều trị ngày một hiệu quả hơn cho người bệnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.