Rơi trực thăng quân sự ở Campuchia, 2 người đang mất tích

Một máy bay trực thăng quân sự của Campuchia, do Trung Quốc sản xuất, đã rơi ở dãy núi Cardamom trong khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha đã xác nhận vụ việc và cho biết hai phi công trong vụ rơi máy bay vẫn đang mất tích.

Tờ Khmer Times dẫn lời tướng Tea Seiha cho hay chiếc trực thăng mất tích khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện từ Phnom Penh đến Thmar Da, dự kiến quay trở lại Phnom Penh qua tỉnh Pursat. Đó là chiếc trực thăng Z-9 do Trung Quốc sản xuất.

Các đội tìm kiếm cứu nạn tiếp tục tìm kiếm chiếc trực thăng mất tích cùng phi hành đoàn ở dãy núi Cardamom dọc biên giới tỉnh Pursat và Koh Kong vào ngày 13/7/2024. Nguồn: Tờ Khmer Times

“Nhân sự mất tích gồm một phi công giàu kinh nghiệm và một phi công phụ, cả hai đều đi theo lộ trình do Bộ Tư lệnh Không quân ấn định. Thật không may, điều kiện thời tiết bất lợi vào ngày bay đã làm gián đoạn liên lạc. Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã làm việc được 2 ngày nay”, tướng Seiha nói.

Tướng Seiha cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông đưa tin không chính xác về vụ tai nạn. Theo ông, thông tin cho rằng có 7 nạn nhân trong vụ rơi trực thăng quân sự và vị trí máy bay rơi đã được xác định là không đúng sự thật. Tính tới tối ngày 14/7, vị trí rơi của trực thăng vẫn chưa thể định vị, mặc dù nỗ lực tìm kiếm đã mở rộng kể từ ngày 13/7.

Các binh sĩ đang vớt phần phía sau của chiếc trực thăng sau vụ tai nạn ở làng Prey Sar, ngoại ô Phnom Penh, Campuchia ngày 14/7/2014. Nguồn: AP

Chiếc trực thăng Z-9 do Trung Quốc sản xuất, cùng với cơ trưởng Sun Pla và phi công Kheng Chhay Yuth, đã biến mất hôm 12/7 trong quá trình bay huấn luyện. Chiếc trực thăng cất cánh lúc 11h ngày 12/7, và dự kiến sẽ quay trở lại lúc 14h cùng ngày.

Giới chức Campuchia nhấn mạnh mưa lớn và ngập lụt đã cản trở các nỗ lực cứu hộ. Những người dân thông thạo địa hình cũng đã tham gia công tác tìm kiếm. Tuy nhiên, những khu rừng rậm rạp và độ cao của dãy núi Cardamom đặt ra nhiều thách thức, bởi nhiều khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền.

Năm 2014, một chiếc trực thăng Z-9 do Trung Quốc sản xuất cũng bị rơi ở phía nam thủ đô Phnom Penh của Campuchia, khiến 2 chỉ huy đơn vị trực thăng của lực lượng không quân Campuchia cùng 2 phi công thiệt mạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra tối 7/9, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết tính đến 15 giờ chiều nay, siêu bão Yagi đã khiến 4 người thiệt mạng và 95 người khác bị thương.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Trung Quốc dự báo siêu bão Yagi sẽ đổ đổ bộ vào một số tỉnh giáp với biên giới Việt Nam vào chiều tối 7/9. Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây cho biết đã chuẩn bị đầy đủ để ứng phó.

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.