Rộn ràng đèn Trung thu khổng lồ ở làng cổ Hà Nội

Tại Hà Nội, năm nay có cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ được tổ chức tại làng cổ Đường Lâm vào tối 31/8, hứa hẹn là sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Thủ đô.

Từ lâu, hình ảnh con trâu đã trở thành hình tượng quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng. Vì thế, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và người dân trong thôn Mông Phụ đã lấy cảm hứng từ đó để tạo nên mô hình đèn Trung thu đại diện của thôn dự thi Hội thi mô hình đèn Trung thu của thị xã Sơn Tây. Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mô hình này đã mang lại một màu sắc riêng biệt, độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người nhìn.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Chiếc đèn Trung thu lần này kết hợp truyền thống và hiện đại. Truyền thống là hình tượng chiếc cổng làng và con trâu, màu sắc hình tượng rực rỡ, màu sắc tươi mới thu hút trẻ em. Yếu tố hiện đại là cái đèn đưa về hình khối khúc triết, tối giản, hình tượng trâu đặc biệt hơn. Người xem không bị nhàm chán bởi đèn tả thực."

Đèn lồng con trâu tại làng cổ.

Những người dân của thôn Cam Lâm đang khẩn trương hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng cho chiếc đèn lồng trung thu khổng lồ đại diện cho thôn. Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông, là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Dựa trên tích Phùng Hưng diệt hổ dữ cứu dân, người dân thôn Cam Lâm đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho dịp Tết Trung thu năm nay.

Hiện người dân 9 thôn thuộc xã Đường Lâm đang gấp rút hoàn thiện mô hình đèn Trung thu của thôn mình để tham dự hội thi mô hình đèn lồng Trung thu. Các sản phẩm đèn trung thu khổng lồ với nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa, lịch sử quê hương này hứa hẹn không chỉ mang đến không gian văn hóa, điểm đến du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước mà hơn hết là tạo nên không khí vui tươi, mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu ý nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.