Rồng trong phong thủy phương Đông
Rồng là loài vật linh thiêng theo truyền thuyết từ xa xưa của người phương Đông, được coi là loài thú tương trưng cho điều tốt lành. Mình rồng dài, thân có nhiều vảy, đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt. Rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước. Ở phương Đông, rồng không chỉ đơn thuần là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo mà còn là biểu hiện của sức mạnh và sự sống.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và xã hội, rồng đã trở thành một biểu tượng sâu sắc và phong phú. Môi trường sống của các cộng đồng ở phương Đông thường có đặc điểm của xứ nóng, mưa nhiều, cùng với những vùng đồng bằng nằm trong lưu vực của các con sông lớn. Sông nước đóng vai trò quan trọng với người dân phương Đông, do đó, họ đã tạo ra hình ảnh rồng với ý nghĩa ban đầu là biểu tượng cho nước - biểu tượng của sự phong phú, mùa màng bội thu.
Trong quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của phương Đông, ý nghĩa của rồng đã được mở rộng và thêm mới để phản ánh tính chất của thời đại. Rồng không chỉ là biểu tượng của sự mạnh mẽ và quyền uy mà còn là biểu tượng của nguồn gốc dân tộc, của vương quyền và sự cao quý, may mắn và thịnh vượng. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà đa số hoạ tiết trên các đồ vật đại diện cho vương quyền từ ngàn xưa đa số đều được khắc hoạ hình tượng rồng lên đó. Cho đến ngày nay, hình tượng rồng trong phong thuỷ vẫn vô cùng được ưa chuộng bởi năng lượng quyền uy, may mắn mà nó mang lại.
Từ biểu tượng linh thiêng tới linh vật đem lại may mắn cho gia đình Việt
Rồng là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và may mắn trong văn hóa phương Đông. Theo tín ngưỡng phong thủy, việc sử dụng hình ảnh rồng trong việc bài trí nhà cửa không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn được coi là biện pháp hóa giải những vận đen, thu hút năng lượng tích cực và bảo vệ cho gia chủ.
Trong tâm linh, hình ảnh rồng còn được coi là một biểu tượng của sự bảo vệ và phù hộ. Gia chủ có thể cảm nhận được sự an ủi và bình yên khi có một hình tượng rồng trong không gian sống của mình, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn và thách thức.
Rồng còn được xem là biểu tượng của sự thông minh, sự hiểu biết và uy tín. Do đó, việc sử dụng hình ảnh rồng trong nhà có thể giúp gia đình có được sự tập trung, sự sáng suốt trong công việc và quyết định.
Bài trí đồ vật mang hình rồng trong gia đình như thế nào để mang lại thật nhiều may mắn?
Theo quan niệm xưa, rồng thường thích hợp để đặt tại những nơi hướng về sông hoặc biển, nếu nhà quay về hướng biển hay sông hồ đặt rồng đều tốt. Điều này sẽ giúp tăng thêm vượng khí bằng cách dùng một đôi rồng đá màu đen hoặc nâu, đặt trên bệ cửa sổ hay ban công, gáy hướng về phía biển hay sông, như thể một đôi rồng vừa bay lên khỏi mặt biển, cách bố trí này có thể mang lại sự thịnh vượng. Nhưng cần chú ý bảo đảm phía trước không được có nước bẩn hay cống ngầm, vì như thế sẽ khiến rồng bị ảnh hưởng
Nếu trong và ngoài nhà đều không có nước, cách khắc phục là đặt những vật trang trí hình rồng ở phía Bắc. Nguyên nhân chủ yếu là do phía Bắc là nơi có “nhiều nước”, rất thích hợp với loài ưa nước như rồng.
Bài trí hình ảnh rồng trong phòng khách:
Phòng khách là nơi tiếp khách và giao lưu, bài trí hình ảnh rồng ở đây sẽ mang lại sự ấn tượng mạnh mẽ và quyền uy. Bức tranh rồng hoặc tượng rồng lớn có thể được đặt ở vị trí trung tâm của phòng khách để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý.
Trang trí phòng ngủ bằng hình ảnh rồng:
Trong phòng ngủ, hình ảnh của con rồng mang lại sự bảo vệ và may mắn cho giấc ngủ của gia chủ. Bức tranh rồng treo trên tường hoặc tượng rồng nhỏ được đặt trên bàn đầu giường sẽ tạo ra không gian yên bình và an lành.
Bài trí hình rồng trong văn phòng làm việc:
Trong môi trường làm việc, hình ảnh của rồng có thể tăng cường sự sáng suốt, quyết đoán và thành công trong công việc. Một bức tranh rồng hoặc tượng rồng được đặt ở góc làm việc sẽ giúp gia tăng năng lượng tích cực và sự sáng suốt trong suy nghĩ.
Việc bài trí đồ vật hình rồng trong nhà không chỉ là một nét trang trí đẹp mắt mà còn mang lại sự may mắn và bảo vệ cho gia chủ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc lựa chọn vị trí và kiểu dáng của hình ảnh rồng cần phải được xem xét kỹ lưỡng, phù hợp với không gian và phong cách sống của gia đình.
Một số lưu ý khi đặt các đồ vật hình rồng trong nhà
Bên cạnh việc đặt đúng để mang lại nhiều vượng khí, tài lộc, việc bài trí đồ vật hình rồng trong nhà cũng cần hết sức được lưu ý để có thể bài trí đúng.
Thứ nhất, theo học thuyết Âm dương Ngũ hành, việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi nếu đặt hình tượng rồng ỏ vị trí này sẽ tạo hiệu ứng vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế. Điều này không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy.
Thứ hai, kiêng kỵ để hình tượng rồng đối diện người ngồi. Vị thế này đều gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.
Thứ ba, hình tượng rồng không thích hợp đặt hướng về phòng ngủ của trẻ vì như vậy không chỉ khiến trẻ nhỏ hoảng sợ, tạo ảnh hưởng không tốt trong phong thủy học.
Thứ tư, nếu trước nhà hay văn phòng có rãnh nước bẩn thì không nên đặt đồ trang trí hình rồng, vì nó sẽ khiến cho con rồng bị vấy bẩn, mang lại những điều không may mắn cho người trong nhà.
Tránh đặt rồng ở những vị trí có năng lượng âm, như phòng tắm, nhà vệ sinh, tầng hầm, hay nhà để xe. Không nên đặt quá nhiều rồng trong nhà. Theo một số chuyên gia phong thuỷ, số lượng tối đa nên không nên vượt quá 5 con. Bên cạnh đó, dù là linh vật cát tường nhưng vì rồng là loài mãnh thú có khả năng khắc chế mạnh nên không có lợi cho những người tuổi Tuất. Vì vậy, những gia chủ hay người đứng đầu văn phòng, công ty là người tuổi Tuất thì không nên bài trí hình con rồng.
Người Châu Á có quan niệm đặc biệt về rồng với nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh. Trong đó, rồng trong phong thủy là một biểu tượng thần thoại vô cùng mạnh mẽ. Bởi vậy, nhiều gia đình chọn bài trí đồ vật hình rồng trong nhà với mong muốn một năm mới thật bình an, thuận lợi và nhiều tài lộc.
Thực hiện: Anh Thư
Đồ họa: Thanh Nga
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0