Rủi ro an ninh tại các trang trại gió ở châu Âu

Khi châu Âu đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga, năng lượng gió nổi lên như một nguồn cung thay thế đầy tiềm năng. Các cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, những trang trại gió ngoài khơi của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) lại đang phải đối mặt với rủi ro an ninh nghiêm trọng.

Trên biển Baltic cách bờ biển Đan Mạch chưa đầy 10 km có 161 tuabin gió đang vận hành. Chúng cung cấp khoảng 4% năng lượng của đất nước, được đưa vào bờ thông qua hai tuyến cáp. Thế nhưng, các tuabin này lại không có hàng rào bảo vệ hay bất kỳ sự giám sát nào. Lý giải về vấn đề này giám đốc vận hành của một trang trại cho biết lý do là vì đây là một vùng hải phận mở: “Đó là một khu vực mở, mọi người được phép đi thuyền giữa các tuabin, vì vậy chúng tôi không theo dõi xem có ai đó đang chèo thuyền trong khu vực này hay không. Tất nhiên, các tua-bin bị khóa vào ban đêm nên người ta không thể vào, nhưng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn”.

Nhiều công ty đang cung cấp các giải pháp an ninh cho các trang trại gió, bao gồm giám sát từ xa, đặt micro dưới nước đo tiếng ồn và cảm biến bên trong dây cáp điện để phát hiện các chuyển động bất thường. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên là những người đi đầu và giúp bảo vệ các tài sản này.

Vấn đề an ninh đối với các cơ sở hạ tầng năng lượng ở châu Âu đang ngày càng được quan tâm, sau khi đường ống Nord Stream bị tấn công hồi năm ngoái. Hồi đầu tháng này, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giữa Phần Lan và Estonia đã trở thành tâm điểm của cuộc điều tra quốc tế về hành động phá hoại tiềm tàng.

NATO hiện đã thành lập một đơn vị nhằm tăng cường các tàu và máy bay tuần tra ở khu vực biển Baltic và biển Bắc. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phía quốc gia trong việc bảo vệ các tài sản tại vùng hải phận quốc tế vẫn đóng vai trò lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế Indonesia tiếp tục kêu gọi người dân bình tĩnh, không hoang mang sau thông tin gần đây về tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine AstraZeneca gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu. Hơn 73 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được tiêm cho người dân tại Indonesia.

Ngày 9/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ trích những tư tưởng muốn Đức rời Liên minh châu Âu (EU) hoặc muốn hạ thấp vai trò của tổ chức này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại chặng dừng thứ ba và cũng là chặng dừng cuối cùng trong chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông sau 5 năm.

Một nhân vật cấp cao trong đảng Dân chủ xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz đã trở thành mục tiêu mới nhất trong hàng loạt các vụ tấn công nhằm vào chính trị gia Đức. Điều này đã gây ra lo ngại khi thời điểm các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và địa phương đang tới gần.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết việc cửa khẩu biên giới Rafah giữa Dải Gaza và Ai Cập bị đóng cửa đã ngăn cản Liên hợp quốc đưa nhiên liệu vào Dải Gaza. Không có nhiên liệu, mọi hoạt động nhân đạo sẽ dừng lại.

Ngày 9/5, phát biểu tại cuộc họp báo nhân kỷ niệm tròn hai năm cầm quyền, Tổng thống Yoon Suk Yeol tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.