Rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh về thất Lắng Nghe

Sáng 29/1, hàng ngàn tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đã về chùa Từ Hiếu - Huế dự lễ rước xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh từ thiền đường Trăng Rằm qua thất Lắng Nghe.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11/10/1926, quê quán ở làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Đình Lang, sau này khi làm lại khai sinh tại Đà Lạt thì đổi tên thành Nguyễn Xuân Bảo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt

Sáng ngày 22/1/2022, thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, TP. Huế. Đây cũng là nơi ông xuất gia tu tập từ nhỏ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.

Tại nghi lễ rước xá lợi bắt đầu từ sáng sớm ngày 29/1/2024, đông đảo tăng ni, Phật tử đã cùng nhau xếp hàng dài từ thiền đường Trăng Rằm qua tận thất Lắng Nghe (nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng an dưỡng từ khi quay về Việt Nam) để tham dự nghi lễ với hình thức "tâm tang".

Đông đảo tăng ni, Phật tử đã cùng nhau xếp hàng dài từ thiền đường Trăng Rằm qua tận thất Lắng Nghe. Ảnh: Dantri

Bên trong thiền đường Trăng Rằm, sau khi thực hiện các nghi thức, đoàn các tăng ni đã cung thỉnh, rước xá lợi thiền sư rời khỏi thiền đường, ngang qua chùa Tổ, đi theo lối nhỏ dưới bóng cây xanh trước khi an vị tại thất Lắng Nghe. Nơi đoàn rước đi qua, có rất đông Phật tử xếp hàng dài hai bên, chấp tay cầu nguyện trong không khí vô cùng yên tĩnh tạo nên khung cảnh trang nghiêm, nhẹ nhàng.

Nơi đoàn rước đi qua, có rất đông Phật tử xếp hàng dài hai bên, chấp tay cầu nguyện trong không khí vô cùng yên tĩnh tạo nên khung cảnh trang nghiêm, nhẹ nhàng. Ảnh: Dantri

Sau khi xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh được an vị bên trong thất Lắng Nghe, đại chúng được đảnh lễ (Đảnh lễ là một nghi tiết quan trọng trong Phật giáo. Phật tử sẽ thực hiện hành động cúi lạy, đồng thời dập đầu trước Đức Phật, Bồ Tát... một cách cung kính để thể hiện tấm lòng chân thành và sự tôn thờ tín ngưỡng với các bậc tôn quý). Tại đây, dòng người xếp hàng ngay ngắn, chờ đến lượt để được vào bên trong.

Sau khi xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh được an vị bên trong thất Lắng Nghe, đại chúng được đảnh lễ. Ảnh: Dantri

Ngoài nghi lễ rước xá lợi, chương trình đại tường của thiền sư Thích Nhất Hạnh còn có rất nhiều hoạt động dành cho tăng thân Làng Mai cũng như đại chúng. Có thể kể đến như pháp thoại, ngồi thiền, hành thiền, thơ - nhạc thiền, lễ tưởng niệm…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa công khai danh sách hơn 300 dự án tại 48 địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm nay.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo hôm nay (17/5), Hà Nội có nhiệt độ từ 24-32 độ.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Bộ Công an đề xuất các loại súng sử dụng cơ chế bắn bằng nén khí, nén gas có tính sát thương rất cao, nguy hiểm, vì thế cần đưa vào nhóm vũ khí quân dụng để quản lý.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Chủ trương mở rộng đường Láng đang làm người dân lo ngại với mức đầu tư dự kiến là quá lớn, lên đến trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể thu hồi đất hai bên đường và đấu giá tạo nguồn vốn khi mở rộng đường. Chưa kể, nếu để đường Láng tồn tại một nút thắt về ùn tắc giao thông như hiện nay, thì việc đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trước đó cho các dự án thành phần trên trục đường Vành đai 2 sẽ không phát huy hiệu quả.