Sai phạm tại KĐT Dương Nội chưa được khắc phục

Công viên không hoàn thiện để đưa vào sử dụng mà bỏ mặc hoang hóa, hàng loạt vi phạm về trật tự xây dựng chưa được khắc phục… Đó là những sai phạm xảy ra tại Khu đô thị Dương Nội – quận Hà Đông đã được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra trong kết luận thanh tra năm 2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những sai phạm này vẫn đang chờ được xử lý.

Khu đô thị Đô Nghĩa tại phường Yên Nghĩa quận Hà Đông (thuộc Khu D, khu đô thị Dương Nội) được xây dựng từ năm 2009, hiện cư dân về ở đã khá đông. Thế nhưng, Công viên Âm nhạc rộng gần 10ha, là không gian công cộng phục vụ cho cư dân ở đây thì bị bỏ mặc hoang hóa, các hạng mục hoen gỉ, xuống cấp, cỏ dại mọc như rừng rậm. Cảnh tượng này khiến người dân cảm thấy lãng phí, nhiều khu vực họ ái ngại không dám đến gần. Ông Nguyễn Đình Chuyên – Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa – quận Hà Đông cho hay: “Thời điểm này đang phức tạp do dịch sốt xuất huyết mà không gian rộng lớn bỏ hoang rất khó khăn cho việc chống dịch. Tình trạng hoang hóa, rậm rạp còn có nguy cơ mất an ninh trật tự do các đối tượng tụ tập…

Cổng vào KĐT Đô Nghĩa, quận Hà Đông

Không hoàn thiện không gian công cộng để bàn giao, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Nam Cường – đơn vị chủ đầu tư của khu đô thị còn mắc phải hàng loạt sai phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng đã được nêu trong kết luận thanh tra số 39 năm 2022 của Thanh tra bộ Xây dựng, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Có thể kể đến như: tại lô đất KS (hiện là trụ sở của Tập đoàn Nam Cường) hệ số sử dụng đất tăng thêm 1,5 lần, tầng cao trung bình tăng thêm 5 tầng (từ 20 tầng lên 25 tầng); tại lô đất HH-01 (tòa chung cư Anland Complex), diện tích xây dựng tăng thêm 352 m2, mật độ xây dựng tăng thêm 5%, hệ số sử dụng đất tăng thêm 2,75 lần, tầng cao trung bình tăng thêm 5 tầng (từ 20 tầng thành 25 tầng); chuyển chức năng lô bệnh viện quốc tế từ "hỗn hợp" sang "bệnh viện", không có thông tin về dân số của từng lô đất; Tăng số tầng các lô: CT05 thêm 10 tầng, CT06 thêm 11 tầng (hiện là chung cư Anland Lake View), tăng mật độ xây dựng lên 10%, hệ số sử dụng đất thêm 0,3 lần, điều chỉnh quy hoạch mà không thuyết minh, tính toán sự đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; số lượng biệt thự liền kề tại quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng với bản vẽ đóng dấu thẩm định của Sở Xây dựng Hà Tây trước đây; Cổng chào vào khu đô thị không đúng điều chỉnh quy hoạch chi tiết được duyệt (là đường giao thông, không xây dựng công trình)… Với các sai phạm này, theo đại diện UBND phường La Khê quận Hà Đông , nơi các vi phạm xảy ra trên địa bàn, ngay sau khi có kết luận của thanh tra bộ Xây Dựng, ngày 21/10/2022, UBND quận Hà Đông cũng đã có quyết định số 4905 yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hậu quả sai phạm. Tuy nhiên sau nhiều lần đôn đốc, đến nay các sai phạm này vẫn tồn tại.

Ông Bạch Quang Đại – Phó chủ tịch UBND phường La Khê – quận Hà Đông phản ánh: “Phường liên tục đôn đốc, nhưng chủ đầu tư viện dẫn lý do dự án đang xin điều chỉnh…Trong thời gian tới, phường sẽ tổ chức cưỡng chế nếu chủ đầu tư cố tình chây ì…

Chỉ tập trung nguồn lực xây nhà để bán, tối ưu hóa lợi nhuận, trong khi lơ là trách nhiệm xây dựng không gian công cộng cho cư dân…hay cố tình vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng để đưa vào sự đã rồi sau đó xin điều chỉnh không phải là câu chuyện hiếm của nhiều chủ đầu tư dự khu đô thị ở thủ đô thời gian vừa qua. 

Những dự án bỏ hoang của Tập đoàn Nam Cường

Để hạn chế, chấm dứt những vi phạm kiều như thế này, tránh tạo tiền lệ xấu, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm sai phạm của các lực lượng chức năng để đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà được hưởng những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như những gì chủ đầu tư đã quảng cáo trong lúc đem nhà ra bán. Đồng thời đảm bảo cho quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt không bị tùy tiện điều chỉnh không đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được các cơ quan chức năng phê duyệt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.