Sân bay Hoà lạc, Gia Lâm sẽ hoạt động cả quân sự và dân dụng | Hà Nội tin mỗi chiều
Sân bay Hoà lạc, Gia Lâm sẽ hoạt động cả quân sự và dân dụng
Đây là nội dung vừa được ban hành trong Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Bộ Chính trị cho rằng, quy hoạch thủ đô cần có tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, giá trị mới trong phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại". Hà Nội cần được tăng cường kết nối vùng nhất là kết nối về giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, hàng không, đường sắt, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thủ đô với các địa phương trong vùng và cả nước. Theo đó, hiện nay hai sân bay Gia Lâm và Hòa Lạc chỉ phục vụ hoạt động quân sự, tương lai sẽ phục vụ cả dân dụng. Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai ở Hà Nội, trong đó tính toán kỹ về sự phù hợp và tác động đến kinh tế xã hội của thủ đô, các địa phương lân cận để xác định địa điểm.
Sân bay Gia Lâm được người Pháp xây dựng năm 1935, ban đầu vừa là sân bay dân dụng và quân sự. Tháng 10/1954, Việt Nam tiếp quản sân bay và sau đó chỉ có hoạt động bay quân sự. Sân bay Hòa Lạc nằm ở huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây có 3 đường băng, mỗi đường bay dài khoảng 2.200 m.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam từng đề xuất bổ sung quy hoạch nhiều cảng hàng không mới. Trong đó tiếp tục nghiên cứu, khảo sát đánh giá khả năng quy hoạch, chuyển đổi một số sân bay quân sự hiện có sang khai thác lưỡng dụng theo mô hình cảng hàng không tại các tỉnh có sân bay quân sự gồm sân bay Yên Bái (tỉnh Yên Bái), sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Với sân bay Gia Lâm, theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay này nằm gần khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội có tiềm năng về nhu cầu vận tải hàng không chung và hàng không dân dụng với các loại máy bay cỡ nhỏ.
Trước đó, trong kế hoạch xây dựng sân bay thứ 3, Thành phố Hà Nội cũng đề xuất Bộ Quốc phòng chuyển sân bay Hòa Lạc thành sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ nhiệm vụ quân sự, vừa phục vụ khai thác dân dụng.
Việc chuyển đổi sân bay quân sự Hòa Lạc và Gia Lâm để khai thác lưỡng dụng được xem là giải pháp cần thiết trong định hướng phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thịb cũng như phát huy tối đa nguồn lực phát triển Thủ đô. Tuy nhiên cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là phải thu hút được các nhà đầu tư cho giai đoạn thực hiện đầu tư; vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
Quy hoạch Thủ đô - văn hóa là nền tảng và động lực phát triển
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chính sách phát huy giá trị văn hóa Hà Nội, với mục tiêu xây dựng công nghiệp văn hóa thành ngành mũi nhọn.
Với 12 lĩnh vực cho ngành công nghiệp văn hóa được đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện, nhiều cơ chế chính sách sẽ có tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Nghị quyết số 09 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045" cũng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo trở thành "hệ sinh thái sáng tạo"; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị…
Hà Nội xác định phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội trên tinh thần "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững”. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển, lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; hỗ trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết. Tạo lập môi trường nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, nhà trường gắn với thúc đẩy giáo dục mở, xây dựng nhà trường sáng tạo, hình thành thế hệ công dân sáng tạo - công dân toàn cầu.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố Sáng tạo" của UNESCO với hàng loạt các biện pháp cụ thể như: xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ.
Phát triển công nghiệp văn hóa là việc làm lâu dài, căn cơ, phải thực hiện từng bước và cần có lộ trình cụ thể. Gần 1800 di sản văn hóa phi vật thể chính là tài sản vô giá của Thủ đô và cả nước. Theo Chủ tịch Hiệp hội Unesco thành phố Hà Nội Trương Minh Tiến, ngoài chế độ dành cho nghệ nhân dân gian, thành phố cũng cần quan tâm tới những người được trao truyền và thực hành di sản.
Hà Nội được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá. Nếu triển khai bài bản, công nghiệp văn hóa sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn như đã kỳ vọng.
Hà Nội thành lập 6 tổ công tác “đặc biệt” rà soát phòng cháy chữa cháy
Các tổ công tác này bắt đầu thực hiện tổng kiểm tra từ ngày 24/5 đến ngày 28/5. Tham gia 6 tổ công tác gồm cán bộ của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ công an thành phố Hà Nội, Công an phường Trung Hoà, đại diện UBND phường Trung Hoà và đại diện Công ty Điện lực Cầu Giấy.
Các Tổ kiểm tra liên ngành tổ chức tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini); nhà trọ, nhà cho thuê để ở (cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ) trên địa bàn phường Trung Hòa. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý các đơn xử lý hoặc đề xuất xử lý theo quy định.
Vụ cháy tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy làm 14 người thiệt mạng vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về công tác phòng, chống cháy nổ ở khu vực đông dân cư, nhà ở cao tầng. Các chuyên gia cho rằng, công tác quản lý, phòng ngừa cháy nổ đang chạy theo sự vụ mà thiếu tính chủ động trong phòng cháy chữa cháy từ sớm, từ xa, từ lúc còn là nguy cơ.
Sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) làm thương vong nhiều người hồi năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát toàn bộ các khu vực, vị trí có nguy cơ cháy nổ cao không riêng gì chung cư mi ni, nhà ở cao tầng. Về phía Hà Nội cũng chỉ đạo tăng cường công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn ở cấp độ cao hơn, rộng hơn với mục tiêu có thể kiểm soát tất cả các nguy cơ cháy nổ trên địa bàn.
Công an thành phố Hà Nội và lực lượng liên ngành được giao tổ chức rà soát, lập danh sách, kiểm tra không chỉ nhà ở chung cư mini tự phát mà còn tại các khu nhà trọ có mật độ người ở đông, nhà ở nhiều căn hộ và các cơ sở dễ xảy ra cháy nổ như: karaoke, quán bar, vũ trường, nơi tập trung đông người. Từ đó kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục những sơ hở, thiếu sót, nguy cơ mất an toàn về PCCC, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định.
Tuy nhiên, đại biểu quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh - đoàn Hà Nội cho rằng, kiến thức và những thông tin để đưa đến người dân về công tác phòng cháy chưa được nhiều và đầy đủ.
Do đó, đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao kỹ năng PCCC không coi đây là phong trào, mà là nhiệm vụ bắt buộc của các cơ quan, đơn vị, công ty. Đặc biệt các cơ quan chức năng cũng phải hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC đối với từng loại hình công trình từng loại hình nhà ở là đối với từng loại hình của những công trình kết cấu hạ tầng.
Không chỉ trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy mà cần nhiều hơn nữa những tổ công tác đặc biệt để có thể rà soát toàn thành phố. Đặc biệt khi mùa nắng nóng đang diễn ra, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ lại càng cao. Các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, lực lượng chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng, chống cháy nổ một cách cụ thể, hiệu quả, theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời xử phạt nghiêm, thậm chí kiên quyết đóng cửa những cơ sở vi phạm về công tác phòng, chống cháy nổ. Song song với đó, ý thức tự giác của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”./.
- Hà Nội sẽ kiểm tra PCCC của 100% nhà trọ trước 15/6 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Vụ cháy nhà trọ Trung Kính - lối thoát nào cho các nạn nhân? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Mô hình cổng trường an toàn phát huy hiệu quả tích cực | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tháng 7 khai thác tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0