San hô ở biển Indonesia đang chết dần

Là một trong những nước có hệ sinh thái biển đa dạng, Indonesia đối mặt với nhiều hệ lụy từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, khi các rạn san hô đang chết dần chết mòn và bị tẩy trắng trên diện rộng.

Hiện tượng tẩy trắng san hô trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nóng đáng lo ngại, bởi đây là minh chứng cho hiện tượng nước biển ấm lên do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Ông Nyoman Sugiarto (51 tuổi) - một nhà bảo tồn người Indonesia đã làm việc suốt 16 năm nay để bảo tồn các rạn san hô ở đảo Bali. Theo nhận định của ông, tần suất tẩy trắng san hô hàng loạt trong những năm gần đây đã khiến cho các rạn san hô Bali bị hủy hoại nghiêm trọng và đang trong tình trạng báo động.

Theo ông Sugiarto, 90% san hô mà ông bảo tồn ở bờ biển phía bắc đảo Bali đã bị bay màu từ hồi cuối năm ngoái.

Các rạn san hô Bali bị hủy hoại nghiêm trọng và đang trong tình trạng báo động.

Tẩy trắng san hô là hiện tượng xảy ra khi san hô tự trục xuất các loại tảo đa sắc sống trong các mô của chúng. Không có tảo ký sinh, san hô trở nên nhợt nhạt và bị thiếu thức ăn, thiếu năng lượng dẫn đến bệnh tật hoặc chết. Theo dữ liệu từ Bộ Du lịch Indonesia, nước này có khoảng 5,1 triệu ha rạn san hô, chiếm 18% tổng diện tích của thế giới.

Ông Marthen Welly, chuyên gia bảo tồn biển tại Trung tâm tam giác san hô, cho biết: “Tẩy trắng san hô do hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với nhiệt độ như hiện tại, các chuyên gia dự đoán rằng quá trình tẩy trắng san hô sẽ xảy ra thường xuyên hơn với tần suất khoảng một hoặc hai năm một lần”.

Trong nỗ lực hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á bảo vệ thiên nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã nhất trí xóa khoản nợ 35 triệu USD cho Indonesia trong 9 năm tới, đổi lại, Jakarta sẽ bảo tồn các rạn san hô. Đây là thỏa thuận hoán đổi nợ để bảo vệ thiên nhiên lần thứ tư giữa Mỹ và Indonesia kể từ khi sáng kiến được khởi động vào năm 2009.

Theo thỏa thuận, Indonesia sẽ tập trung khôi phục san hô, trong khi các nhóm phi lợi nhuận sẽ sử dụng ngân sách bảo tồn để hỗ trợ những dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho các hệ sinh thái san hô, cũng như đảm bảo môi trường sống bền vững cho các loài phụ thuộc vào hệ sinh thái này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.

Con số cập nhật mới nhất cho thấy, có 5 người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và ít nhất 200 người bị thương sau khi chiếc xe BMW lao vào đám đông tại chợ Giáng sinh Magdeburg của Đức.