Sân khấu kịch TP.HCM chuyển mình thu hút khán giả
Với vở kịch “Con quỷ rối” của sân khấu kịch Quốc Thảo - tác phẩm kịch 4D đầu tiên tại TP.HCM, không chỉ đơn thuần là thưởng thức kịch, khán giả còn được tương tác trực tiếp. Đạo diễn Quốc Thảo - Giám đốc sân khấu Quốc Thảo, cho biết: "Vở diễn của sân khấu Quốc Thảo thường tập trung vào các chủ đề nóng hổi trong xã hội, những hiện tượng mạng đáng chú ý, hoặc các vấn đề cần phê phán hay ca ngợi. Điều này khiến khán giả trẻ khi xem cảm thấy hào hứng vì nhận ra hình ảnh của chính mình trong đó".
Những đổi mới về nội dung và phong cách trình diễn đã tạo nên dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng. Cách đổi mới tại các sân khấu kịch TP.HCM không chỉ giúp làm mới nội dung mà còn tạo nên sự gắn kết và giúp khán giả có cơ hội tiếp cận sâu sắc hơn với nghệ thuật sân khấu. Chị Vân An, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM chia sẻ: "Là một khán giả yêu thích kịch, trong thời gian qua, tôi nhận thấy sân khấu kịch tại TP.HCM đã có nhiều thay đổi đa dạng, từ thể loại và nội dung của các vở diễn cho đến đối tượng khán giả. Tôi cảm nhận rõ sự trẻ hóa đáng kể trong cách tiếp cận và phục vụ khán giả".
Tuy nhiên, sân khấu kịch TP.HCM đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình đầu tư, đổi mới để thu hút khán giả. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các sân khấu kịch trong việc duy trì và phát triển trong tương lai. NSƯT Ngọc Trinh cho hay: "Ngọc Trinh cho rằng yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là kịch bản. Khi có một kịch bản tốt, phù hợp với phong cách dàn dựng của từng sân khấu, thì đó đã là bước đầu để thu hút khán giả. Bởi nếu kịch bản quá mỏng hoặc không có nội dung hấp dẫn, chắc chắn sân khấu khó có thể phát triển bền vững".
Bằng sự nỗ lực và kiên trì, các sân khấu kịch không ngừng đổi mới để giữ gìn giá trị nghệ thuật truyền thống, đồng thời khẳng định vị thế trong đời sống tinh thần của công chúng.
Thành cổ Sơn Tây là một trong tứ trấn thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa. Nhờ những công trình cổ kính và nền ẩm thực truyền thống vẫn được gìn giữ qua bao thế hệ, Sơn Tây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua, thu hút du khách về với miền di sản.
Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính, huyện Mê Linh đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 và Hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương.
Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính, huyện Mê Linh đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 và Hội chợ Xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H2 Truyền hình Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
0