Sân khấu kịch TP.HCM: định hình thương hiệu từ bản sắc riêng
25 vở kịch dự thi có nội dung đa dạng các đề tài về lịch sử, truyền thống cách mạng, văn học, hài, trinh thám, xã hội, thiếu nhi… được thể hiện qua tài năng diễn xuất của hơn 300 nghệ sĩ, diễn viên.
NSND Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho hay: “Chúng tôi kỳ vọng rằng liên hoan sân khấu này trước hết nó là một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp với nhiều sự lựa chọn cho khán giả. Chúng ta sẽ tạo nên một màu sắc dấu ấn rất riêng về phong cách kịch của TP.HCM và khán giả yêu kịch sẽ có được nhiều điều kiện cơ hội sống trong không khí kịch nói đó”.
Sau ngày đất nước thống nhất, với sự hội tụ lực lượng bao gồm: đoàn kịch Nam Bộ từ miền Bắc vào thành phố, các nghệ sĩ từ chiến khu ra cùng lực lượng nghệ sĩ hiện hữu và sự thành lập Trường Nghệ thuật Sân khấu II mà nay là Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố làm nòng cốt thành lập Đoàn Kịch Cửu Long Giang năm 1976 - sau này đổi tên thành Nhà hát Kịch TP.HCM vào năm 1998, sân khấu kịch nói TP.HCM đã có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Từ năm 1997, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 90 của Chính phủ, CLB Sân khấu thể nghiệm 5B, sau này là Nhà hát kịch sân khấu nhỏ thành phố ra đời, mở đường cho hoạt động xã hội hóa sân khấu của thành phố. Cùng với đó, hàng loạt sân khấu được thành lập và khẳng định thương hiệu như: Nhà hát IDECAF, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Thiên Đăng, Sân khấu Thế giới Trẻ... Từ đó, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu của kịch nói TP.HCM.
NSƯT Thành Lộc chia sẻ: “Mặc dù dùng cái chữ là liên hoan với nhau, nhưng mà nó là một cuộc thi rất là quan trọng, rất cần thiết để cho các tài năng trẻ họ nhìn lại mình và học hỏi ở các đồng nghiệp. Tôi nghĩ một liên hoan như vậy là rất tốt cho các nghệ sĩ trẻ, họ mới là những người nắm vận mệnh nghệ thuật cho tương lai”.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM diễn ra từ ngày 12 đến ngày 29/11. Trong khuôn khổ liên hoan, Ban Tổ chức còn giới thiệu những thành tựu sân khấu TP.HCM qua các thời kỳ; không gian đối thoại “Vở diễn và công chúng” - gặp gỡ thành phần sáng tạo các tác phẩm tham dự liên hoan.
Nhờ những ca khúc như "See tình", "Bắc Bling", giờ đây âm nhạc Việt đã không còn là nét riêng biệt mà đang dần trở thành sứ giả văn hoá, mang bản sắc dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
0