Sản phẩm, dịch vụ ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa

Nghị quyết số 09 của Thành ủy và các nhiệm vụ, giải pháp thành phố Hà Nội đang triển khai tạo bước phát triển toàn diện cho các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường.

Theo các chuyên gia văn hóa, cần xác định đúng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tiêu biểu, thế mạnh để ưu tiên tập trung đầu tư thì Hà Nội mới tạo được đột phá trong thời gian tới.  

Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival) là sự kiện đem tới cho khán giả hành trình trải nghiệm âm nhạc độc đáo, mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế. Theo nhạc sỹ Quốc Trung, Lễ hội Âm nhạc này chỉ xin được chủ trương trước khoảng 3 đến 4 tháng và được cấp phép diễn ra trước khai màn vài ngày. Rõ ràng ở góc độ cơ chế, chính sách, các nghệ sỹ còn nhiều trăn trở.

Theo đề cương nhiệm vụ nghiên cứu, xác định một số sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa thủ đô cần ưu tiên phát triển trong tình hình mới được UBND thành phố giao cho Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực là ba trên sáu tiểu ngành công nghiệp văn hóa có sẵn tiềm năng, lợi thế mà Hà Nội xác định. Từ ba tiểu ngành này, nhiệm vụ sẽ xác định, lựa chọn từ mỗi tiểu ngành một đến hai sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Từ đó, đề xuất Thành phố ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Theo các chuyên gia văn hóa, Hà Nội đang đi đầu phát triển công nghiệp văn hóa, song cần đánh giá được thực trạng, xác định đúng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tiêu biểu, thế mạnh để ưu tiên tập trung đầu tư thì mới tạo được đột phá trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Hà Nội tự tin đặt ra mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).