Sẵn sàng cho Lễ hội Việt Nam 2023 diễn ra tại Nhật Bản
Tại buổi họp báo, ông Phạm Quang Hiệu - Chủ tịch Ban điều hành lễ hội và Hạ nghị sĩ Nhật Bản ông Yoichiro Aoyagi cho biết, lễ hội sắp tới là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng và được người dân 2 nước kỳ vọng rất lớn, đặc biệt là đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao: “Quan hệ Việt Nam Nhật Bản trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng ngày càng lớn mạnh.
Lễ hội Việt Nam lần này mang chủ đề “Hy vọng” thể hiện khát khao chung tốt đẹp của người dân, doanh nghiệp, địa phương và chính phủ 2 nước trong giai đoạn phát triển mới sau đại dịch đáp ứng nguyện vọng của người dân 2 nước”.
Theo Ban tổ chức, năm nay sẽ có khoảng 180.000 người tới tham dự, với sự góp mặt của 140 gian hàng của các công ty, tổ chức đoàn thể, cá nhân, trong đó giới thiệu, bày bán sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam, góp phần quảng bá đưa văn hóa, du lịch, ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với người dân xứ sở hoa anh đào. Đồng thời, đây cũng là dịp để cộng đồng những người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật có cơ hội được gặp gỡ giao lưu và tận hưởng hương vị, món ăn quê hương.
Trong 2 ngày diễn ra sự kiện, ngoài các nghệ sĩ, nhóm nhạc Nhật Bản tham gia biểu diễn, lễ hội năm nay còn có sự góp mặt của các ca sĩ đang được giới trẻ hâm hộ tại Việt Nam như ca sĩ Amee, Grey D. Lễ hội Việt Nam tại Tokyo được tổ chức định kỳ hằng năm bởi nhiều đơn vị lớn, bao gồm Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Chính quyền Thủ đô Tokyo...
Đây là Festival lần thứ 15 kể từ lễ hội đầu tiên được tổ chức vào năm 2008, hứa hẹn sẽ thành công rực rỡ đóng góp tích cực vào sự phát triển giao lưu văn hoá cũng như quan hệ hữu nghị giữa 2 nước.
Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
0