Sản xuất xanh phải gắn với tự nhiên
Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quyết tâm sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn từ bộ phận sản xuất, mua hàng và tài chính tới bộ phận marketing, công nghệ và quản trị nguồn nhân lực - đây là nhấn mạnh của các chuyên gia tại hội thảo “Hướng tới Phát triển bền vững và Mục tiêu Net Zero thông qua các giải pháp dựa vào tự nhiên” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Phát triển bền vững dựa vào thiên nhiên và khí hậu là việc các doanh nghiệp sản xuất xanh, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường phải thực hiện. Bên cạnh đó, gắn mạnh phục hồi rừng, rừng ngập mặn, tài nguyên đất và đại dương.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những sáng kiến cụ thể trong việc dựa vào tự nhiên gồm các giải pháp sử dụng hệ sinh thái, quy trình tự nhiên, từ đó hướng tới phát triển bền vững.
Bà Đào Thúy Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Traphaco, chia sẻ: ''Thời gian qua Nhà nước, Chính phủ, địa phương đã đi cùng đồng hành, doanh nghiệp chúng tôi đã có 5 vùng trồng GMP đầu tiên ở Việt Nam. Chúng tôi phấn đấu sẽ có 10 vùng trồng dược liệu ổn định và hợp tác với người nông dân, hỗ trợ người nông dân kỹ thuật trồng đảm bảo tự nhiên và cam kết mua tại vùng trồng, từ đó bà con có ý thức tốt hơn trong phủ xanh đồi trọc, hướng tới bền vững''.
Ông Phạm Hoàng Hải, phụ trách quan hệ đối tác, Ban thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, cho biết: ''Các doanh nghiệp tuỳ theo mô hình kinh doanh có thể lồng ghép dựa vào tự nhiện trong chiến lược kinh doanh.
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã đưa ra khung báo cáo tài chính các hoạt động của doanh nghiệp để hành động chống biến đổi khí hậu, phục hồi lại tự nhiên và hệ sinh thái, Việt Nam cũng đã lồng ghép vấn đề này vào năm 2024 để doanh nghiệp có thể thực hành''.
Từ hội nghị COP27, các giải pháp phát dựa vào tự nhiên đã được nhắc tới và được đưa ra trong tuyên bố tại COP28. Theo Ngân hàng thế giới, nhóm giải pháp này có thể đóng góp 37% vào lượng cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 theo Thoả thuận Paris.
Ngoài ra, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn ước tính sẽ mang lại cơ hội thu hồi 30-50% giá trị trong việc tái sử dụng, tân trang và tái sản xuất, cũng như tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế.
Năm 2024, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 93.000 tỉ đồng cổ phiếu Việt Nam, gấp gần 4 lần năm liền trước. Đây là mức bán ròng mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sáng nay 4/1, Bộ NN và PTNT tổ chức Hội nghị về phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm và kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Theo nhận định chung của các nhà quản lý cũng như các cơ sở chăn nuôi, nguồn cung gia súc, gia cầm năm nay dồi dào nên người tiêu dùng Thủ đô yên tâm không lo thiếu thực phẩm dịp Tết.
Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.
0