Sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh cho trẻ sơ sinh
Các sản phụ sẽ được các bác sỹ và hộ lý hướng dẫn thực hiện chương trình "Sàng lọc sơ sinh" ngay sau khi sinh con 1 ngày. Em bé được lấy máu tại gót chân để xét nghiệm, sàng lọc sớm các bệnh lý và rối loạn chuyển hóa. Nếu phát hiện có bất thường, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời, hạn chế các rối loạn về thể chất và tinh thần, giảm thiểu tỷ lệ bệnh sơ sinh cũng như gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Sản phụ Nguyễn Thị Thu (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) chia sẻ: "Được bác sĩ tư vấn, gia đình chị đã tham gia chương trình sàng lọc sau sinh. Con được kiểm tra sáng lọc các loại bệnh và được miễn phí hoàn toàn nên gia đình rất yên tâm".
Mang thai là khoảng thời gian vừa kỳ diệu nhưng cũng mang theo nhiều lo lắng. Để khởi đầu cho chuyến đi ý nghĩa nhất trong hành trình làm mẹ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên biết về những phương pháp sàng lọc trước sinh để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi khỏe mạnh: siêu âm vào các thời điểm tuần thứ 12, 22 và 32.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cho biết: "Khi thực hiện sàng lọc trước sinh sẽ kiểm tra hình thái, phát hiện các biểu hiện bất thường và xử trí; thời điểm từ 24-28 tuần sẽ kiểm tra tiểu đường thai kỳ, những biểu hiện bất thường của mẹ; thời điểm 32 tuần sẽ sàng lọc những bất thường cuối cùng mà giai đoạn đầu chưa phát hiện được".
Sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, vì hoạt động này có thể đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi. Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp xác định nguy cơ thai nhi bị dị tật về nhiễm sắc thể như: hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, đột biến mất đoạn NST, đột biến NST giới tính,… Nếu kết quả của các xét nghiệm này cho thấy nguy cơ cao thì thai phụ cần thực hiện các kiểm tra khác như chọc ối, sinh thiết, gai rau,… để xác định chính xác liệu thai nhi có bị dị tật hay không.
Thống kê cho thấy, có khoảng 2-3% trẻ em sinh ra mắc phải các dị tật bẩm sinh và rất nhiều trong số những căn bệnh này ảnh hưởng đến hết cuộc đời của bé. Vì vậy, các mẹ bầu và sản phụ cần tìm hiểu kỹ để nắm những kiến thức khoa học cần thiết để thực hiện thăm khám và tham gia các chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh mà thành phố Hà Nội đang áp dụng và thực hiện rất hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0